kien-tho-moc_main
Kiến,Tin tức

Kiến thợ mộc

Kiến thợ mộc
4 (80%) 4 votes

Đặc tính sinh thái, cách nhận diện và kiểm soát

Danh pháp khoa học: Camponotus spp.

Tổng quan

Kiến thợ mộc là một trong những loài kiến lớn nhất ở Mỹ, dài từ 3,4-13 mm. Chúng có màu đen là phổ biến nhất, nhưng vài loài thì có màu hung đỏ hoặc phơn phớt vàng. Kiến thợ có hàm trên lớn.

Hoạt động, thức ăn và tập tính

Kiến thợ mộc sinh sống ở cả bên trong nhà và ngoài tự nhiên trong các thân gỗ ẩm, gỗ mục hoặc gỗ rỗng. Chúng đục khoét bên trong các thớ gỗ để làm tổ và tạo lối đi lại giữa các khu vực bên trong tổ. Quá trình này hình thành nên các vỏ gỗ bào, sau đó chúng trộn vỏ gỗ với một phần kiến chết để làm nguyên liệu xây tổ.
Kiến thợ mộc không ăn gỗ, chúng ăn hầu hết các loại thực phẩm mà con người ăn-điển hình như đồ ngọt và thịt. Ngoài ra chúng còn ăn các loại côn trùng khác.

Sinh sản

Kiến chúa đẻ khoảng 9-16 trứng trong năm đầu và có thể sống đến 25 năm. Các quả trứng sẽ nở sau 6-12 tuần.

Dấu hiệu nhận biết kiến thợ mộc

Kiến thợ và kiến có chức năng sinh sản (kiến cánh) là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất mà chủ nhà có thể quan sát. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đang tìm kiếm thức ăn. Kiến có chức năng sính sản hình thành khi tổ trưởng thành và sẵn sàng để lập một tổ mới. Những cá thể có cánh này thường xây dựng tổ rất quy mô. Một dấu hiệu khác cho thấy hoạt động kiến thợ mộc là những mảnh gỗ vụn chúng thải ra khi đào các đường hầm bên trong. Các vỏ gỗ bào trộn lẫn với kiến chết là đặc điểm nhận biết tổ kiến thợ mộc. Dấu hiệu cuối cùng có thể là tiếng “sột soạt” thỉnh thoảng phát ra khi loài kiến này xâm nhập các loại gỗ trong nhà.

Thông tin bổ sung

Kiến thuộc chi Camponotus như kiến thợ mộc có tập quán làm tổ bên trong các thân gỗ ẩm hoặc gỗ hỏng. Kiến thợ không ăn gỗ giống như mối, thay vào đó đục khoét gỗ và chất các mảnh gỗ vụn thành các đống nhỏ bên ngoài tổ.

Kiến thợ mộc dọn dẹp sạch sẽ tổ của chúng, bên trong không trát bùn hoặc đất ẩm như tổ của loài mối. Các con kiến thợ giữ tổ của chúng nhẵn như được đánh bóng bằng giấy nhám.

Kiến thợ mộc có kích thước rất đa dạng, dài từ 3.4 đến 13 mm. Một tổ kiến thợ mộc có thể gồm nhiều cá thể có kích thước khác nhau, tùy vào “đẳng cấp” và trách nhiệm. Màu của chúng cũng đa dạng tùy theo loài, từ đen huyền đến nâu sẫm, đỏ, đen, vàng, cam, vàng rám nắng hoặc nâu nhạt. Phổ biến nhất là màu đen, nhưng vài con kiến thợ mộc có cả màu đỏ và đen. Chúng xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Chúng ta chỉ có thể nhận diện kiến thợ mộc bằng cách quan sát cẩn thận các đặc điểm tự nhiên của chúng.
Trong môi trường tự nhiên, kiến thợ mộc sống trong cả thân cây chết và thân cây sống, dưới gốc cây hoặc các khúc gỗ mục. Tuy nhiên, chúng còn làm tổ trong nhà và các công trình xây dựng có chứa gỗ. Kiến thợ mộc thích làm tổ trong thân gỗ có độ ẩm cao.

Kiến thợ mộc xây 2 loại tổ: tổ mẹ và tổ con. Tổ mẹ bao gồm kiến chúa, ấu trùng nhỏ và kiến thợ. Tổ con gồm kiến thợ, ấu trùng lớn và nhộng. Kiến thợ xây tổ nhỏ khi tổ lớn không đủ sức chứa hoặc khi chúng tìm thấy nguồn cung cấp thức ăn hoặc nước. Một tổ mẹ có thể liên kết với nhiều tổ con.

Diệt trừ kiến thợ mộc

Để diệt trừ kiến thợ mộc, bước đầu tiên là phải tìm ra nơi chúng làm tổ. Khi đã tìm ra, chúng ta có thể khử hoặc xử lý bằng cách sử dụng các chất hóa học. Mọi tác nhân ẩm tạo điều kiện cho lũ kiến sinh trưởng phải được xử lý triệt để.

Nếu được xử lý sớm, kiến thợ mộc hiếm khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà dân và các công trình xây dựng. Ngược lại, loài kiến này sẽ gây tổn thất không nhỏ nếu không bị phát hiện trong một thời gian dài. Vì thế, tốt hơn hết là gọi cho các chuyên gia của Nano Vina khi phát hiện chúng xâm nhập. Chúng ta cũng nên nhờ các chuyên gia giúp trong việc phòng ngừa kiến thợ mộc, khi mà xử lý sai cách có thể tạo điều kiện cho tổ kiến sinh sôi nảy nở trở lại trong khi những con kiến sống sót lại tiếp tục đục khoét và bò khắp nơi tìm kiếm thức ăn.
Nano Vina

Tin tức khác