kien-hoi_main
Kiến,Tin tức

Kiến hôi

Kiến hôi
5 (99.12%) 137 votes

Đặc tính sinh thái, nhận diện và kiểm soát

Danh pháp khoa học: Tapinoma sessile

Tổng quan

Kiến dừa nhà, còn gọi là kiến hôi, có kích thước nhỏ, dài khoảng 2.4-3.3 mm. Thân của chúng màu nâu sẫm hoặc đen với 1 bướu trên eo, nấp dưới bụng. Ngực chúng hầu như phẳng lỳ khi nhìn từ bên cạnh. Đặc điểm riêng biệt của kiến dừa nhà là mùi dừa thối phát ra khi nghiền nát cơ thể chúng.

Hoạt động, thức ăn và tập tính

Tổ kiến hôi thường được tìm thấy ở khắp nơi. Trong các tòa nhà, chúng thường làm tổ trong các bức tường hoặc dưới sàn nhà. Chúng thường xâm nhập vào nhà khi trời mưa. Kiến hôi di chuyển theo đàn, kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm.

Ngoài tự nhiên, chúng ăn dịch ngọt, một chất chứa đường tiết ra từ nhựa cây và các con rệp. Trong nhà, chúng ưa thức ăn có vị ngọt nhưng cũng không chừa thịt và đồ chứa dầu mỡ.

Kiến hôi hoạt động ngoài tự nhiên.

Sinh sản

Tổ mới được thiết lập bằng 2 cách. Thứ nhất là khi những con kiến cánh đực và cái có khả năng sinh sản được sinh ra, chúng sẽ bay khỏi tổ, giao phối và kiến cái đã được thụ tinh sẽ lập một tổ mới. Cách thứ hai, chúng sẽ lập tổ mới bằng cách để kiến chúa và một nhóm kiến thợ rời tổ và tự mình lập tổ mới.

Kiến hôi thông qua quá trình biến thái hoàn toàn theo vòng đời sinh trưởng từ trứng, ấu trùng, nhộng và kiến trưởng thành. Thời gian để trứng phát triển thành kiến trưởng thành phụ thuộc vào các nhân tố khả biến, như nhiệt độ, nhưng trung bình khoảng 34-83 ngày.

Vì kiến hôi có thể bò vào trong nhà, chúng có thể làm nhiễm độc nguồn thực phẩm. Mặc dù chúng không đốt hoặc cắn, chúng có thể thành loài côn trùng dịch hại dai dẳng, tràn vào nhà với số lượng lớn.

Dấu hiệu nhận biết kiến hôi

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của kiến hôi nhà là những đàn kiến thợ, bên cạnh đó ta cũng có thể quan sát các con kiến cánh.

Thông tin bổ sung

Kiến hôi là loài cơ hội, chúng làm tổ ở cả trong nhà và ngoài tự nhiên. Trong nhà, kiến hôi làm tổ trong các khe hở của vách tường, gần bếp lò, ống nước, dưới tấm thảm, dưới sàn nhà hoặc sau các tấm ván gỗ. Ngoài tự nhiên, kiến hôi đào các tổ nông dưới đất cũng như trong các khúc gỗ, mùn, mảnh gỗ vụn hoặc dưới các viên đá.
Giống các loài kiến khác, kiến hôi sống theo đàn. Mỗi đàn có 2 hoặc nhiều kiến chúa và trên 100,000 kiến thợ. Kiến chúa trong tổ kiến hôi có thể đẻ hàng ngàn kiến thợ cùng hàng trăm kiến có khả năng sinh sản.

Kiến hôi tìm kiếm thức ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài tự nhiên món khoái khẩu của chúng là dịch ngọt tiết ra từ rệp vừng và rệp sáp. Khi nguồn cung cấp dịch ngọt suy giảm vào mùa thu, chúng sẽ xâm nhập vào nhà để tìm kiếm thức ăn. Trong nhà, chúng ăn thịt, thực phẩm vị ngọt, thực phẩm chứa bơ sữa, bánh ngọt, rau sống hoặc đã qua chế biến và nước trái cây.
Khi có tín hiệu báo động kẻ thù nguy hiểm, kiến thợ sẽ bò nhanh, chuyển động thất thường, hướng bụng của chúng lên trời.

Tin tức khác