tai-sao-kien-can-lai-dau_main
Kiến,Tin tức

Tại sao kiến cắn lại đau

Tại sao kiến cắn lại đau
4.9 (98.36%) 317 votes

Bất cứ ai tiếp xúc với kiến đều có nguy cơ bị chúng đốt hoặc cắn, đặc biệt ở những khu vực có tổ kiến. Kiến cắn bằng cách sử dụng hàm trên và miệng của chúng kẹp chặt da người.

Ai cũng có thể bị kiến đốt

Vết cắn khác với vết đốt: kiến đốt bằng cách sử dụng ngòi châm, nằm ở phần cuối của cơ thể. Với những vết đốt và chất độc chúng tiêm vào da có thể gây ra phản ứng. Mọi người có thể biết nọc độc của kiến có một phần hoặc là hỗn hợp của các độc tố kích thích. Chất cấu tạo chính là axit formic trong trường hợp chúng thuộc phân họ Formicinae. Hơn nữa, những loài kiến hung dữ như kiến lửa khá khỏe và mục tiêu bị chúng nhắm đến thường bị nhiều con đốt cùng một lúc, trong một vài trường hợp nạn nhân có thể bị đốt nhiều lần bởi 1 con.

Tay người bị kiến lửa đốt

Vì sao kiến đốt và cắn?

Kiến cắn và đốt vì 2 lý do: bảo vệ tổ và đồng loại trong tổ hoặc tấn công những động vật mà chúng xem là con mồi. Kiến lửa, cũng như các loài kiến hung hãn khác, sẽ tấn công cả vật nuôi. Khi bị kiến đốt, vật nuôi thường giơ chân của chúng lên cao để tránh chạm đất khi di chuyển. Dấu hiệu khác cho thấy vật nuôi bị kiến đốt là chúng thường liếm xung quanh vùng bị cắn. Vật nuôi bị kiến lửa cắn có thể xuất hiện các bướu nhỏ ở các bộ phận không có hoặc có ít lông, như tai và bụng.

Các triệu chứng thường gặp khi bị kiến cắn hoặc đốt?

Hầu hết các triệu chứng xảy ra khá nhẹ, có thể hơi đau hoặc đau dữ dội nhưng sẽ dịu bớt sau vài giờ. Các triệu chứng khác bao gồm phồng rộp và tấy đỏ ở vùng da xung quanh vết cắn. Tuy nhiên, tùy theo tuổi tác, nạn nhân có thể phải chịu nhiều vết cắn và dị ứng xảy ra do nọc độc của kiến, cộng với các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến xuất hiện mẫn cảm.Mẫn cảm là một phản ứng phức tạp, nói một cách cơ bản thì thường xuất hiện dị ứng gây nguy hiểm đến tính mạng trong khoảng thời gian ngắn sau khi dị ứng nguyên phơi nhiễm.

Dấu hiệu khi xảy ra dị ứng bao gồm hắt hơi, thở khò khè, phát ban, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, bồn chồn bất chợt, hoa mắt chóng mặt, khó thở, phình ngực, sưng và ngứa ngáy khó chịu ở vùng mắt, môi, hoặc vùng xung quanh mặt, tụt huyết áp nhanh, ngất xỉu và hôn mê. Tuy không đúng với mọi trường hợp, nhưng thường những người có tiền sử dị ứng mạnh với vết đốt của ong hoặc ong bắp cày cũng dị ứng với vết kiến đốt. Bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ hoặc nhờ họ chữa trị khi bị kiến cắn hoặc đốt.

Điều trị vết kiến cắn

Tránh xa khu vực có kiến lửa. Sau đó làm dịu vết cắn với xà phòng và nước. Rồi dùng một cục đá chườm trong khoảng 10 phút. Có thể dùng thuốc mỡ trị côn trùng đốt. Nếu vết cắn rộp lên thì cũng đừng chọc vỡ nó, hãy lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Một cách khác khá hiệu quả đó là khi bị kiến cắn lấy vôi ăn trầu, hoặc vôi tôi (tức vôi sống đã pha nước) bôi lên vết thương, để khoảng nửa tiếng hoặc lâu hơn rồi rửa vôi đi, vết thương không bị ngứa cũng không bị sưng. Lý giải điều này, khi kiến cắn một lượng axit được truyền vào vết thương, vôi tôi là bazơ nên sẽ trung hoà axit này, làm mất tác dụng của nó.

Tin tức khác