cac-loai-rep-thuong-gap_main
Rệp giường,Tin tức

Các loài rệp giường thường gặp

Các loài rệp giường thường gặp
5 (100%) 58 votes

Có nhiều loài côn trùng cùng họ giống rệp giường về hình dạng và tập tính. Để nhận diện chính xác cần hiểu biết rộng và kinh nghiệm chuyên sâu để phân biệt chúng.

Vài loài côn trùng, như rệp dơi và rệp nhạn, có hình dạng bên ngoài giống loài rệp giường thường thấy. Chúng đều thuộc họ Cimicidae. Cần phải dựa vào những đặc tính sinh thái của loài như độ dài lông trên ngực thường khá nhỏ và cần quan sát qua kính lúp hoặc kính hiển vi. Mọi con rệp đều có đầu to, ngắn giống loài rệp giường. Cơ thể chúng mập và dẹt, giúp chúng bò vào các khe hở nhỏ. Không chỉ riêng loài rệp giường hút máu người hay động vật, những loài khác cũng lấy chất dinh dưỡng từ việc hút máu, tuy nhiên nguồn thức ăn lý tưởng của chúng đa dạng tùy theo loài. Ví dụ, rệp dơi chỉ hút máu dơi. Hơn nữa, trong khi rệp giường thích xâm nhập các khe hở, vật dụng và giường trong nhà, rệp dơi sinh sống trong tổ dơi, tổ chim bỏ lại và tổ động vật có vú nhỏ khác.

Loài rệp giường quen thuộc, còn gọi là rệp giường nhà (Cimex lectularius) phân bố khắp thế giới. Loài côn trùng này thích nghi tốt với môi trường của con người và chủ yếu sống trong khí hậu ôn hòa.

Rệp giường nhiệt đới (Cimex hemipterus) cũng hút máu người nhưng thích những vùng có khí hậu nhiệt đới như Florida.

Rệp dơi (Cimex adjunctus) được quan sát thấy ở vùng nhiệt đới cũng như những khu vực ôn hòa hơn. Loài này chủ yếu sống nhờ hút máu dơi, mặc dù thỉnh thoảng chúng hút máu người, đặc biệt là khi nguồn thức ăn lý tưởng của chúng khan hiếm.

Tập trung chủ yếu ở Bắc Phi, rệp gà Mexico (Haematosiphon inodora) cũng tương tự như loài rệp giường thường thấy. Tuy nhiên, loài côn trùng này chủ yếu sinh sống ở các chuồng gia cầm và chọn vật chủ.

Rệp nhạn cũng giống với rệp giường. Cả 2 loài đều có cùng kích thước và màu sắc, nhưng có thể rệp nhạn được bao phủ bởi các lớp lông dài và mượt. Rệp nhạn sống chủ yếu nhờ hút máu nhạn biển và sống trong tổ chim nhạn, chúng cũng được biết có thể xâm nhập vào nơi ở của con người khi chim di cư. Rệp nhạn sinh sản tự do vào mùa hè và có khả năng sống sót mà không cần ăn uống trong một thời gian dài bằng cách ngủ đông.

Điều quan trọng là phải nhận diện chính xác rệp giường trước khi xử lý chúng. Các biện pháp kiểm soát sai sẽ không hiệu quả và có thể độc hại. Hãy liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại của Nano Vina để được khảo sát và tư vấn miễn phí bạn nhé!

Tin tức khác