dac-diem-sinh-vat-hoc-cua-rruoi_main
Ruồi,Tin tức

Đặc điểm sinh vật học của ruồi

Đặc điểm sinh vật học của ruồi
3.2 (63.33%) 6 votes

Ruồi được biết có khả năng truyền nhiễm hơn 100 loại vi sinh vật gây bệnh bao gồm khuẩn Salmonella, tụ cầu khuẩn, khuẩn E. coli và Shigella. Các khuẩn này gây bệnh tật cho con người và động vật, như sốt thương hàn, bệnh tả, kiết lỵ và viêm gan. Vệ sinh sạch sẽ là điều kiện cần thiết để kiểm soát loài côn trùng này, đồng thời nhận diện chính xác loài ruồi cũng góp phần thành công trong công cuộc kiểm soát chúng. Sau đây là vài điều bạn nên biết về ruồi và cách kiểm soát chúng.

Tùy theo loài, tuổi thọ của ruồi dao động từ 8 ngày đến 2 tháng, một số trường hợp có thể sống đến 1 năm. Ruồi thuộc bộ Diptera, nghĩa là 2 cánh. Có khoảng 16,000 loài ruồi ở Nam Mỹ. Ruồi như một loài bệnh dịch lây lan khắp thế giới chỉ trừ vùng băng ở địa cực. Một cặp ruồi có thể nhân lên thành 1 triệu con bằng cách lứa trước đẻ lứa sau chỉ trong vài tuần. Ruột của một con ruồi chứa hàng triệu vi sinh vật, còn thân và chân của chúng mang theo nửa tỉ vi sinh vật. Ruồi dễ dàng lây lan bệnh dịch khi chúng bới móc trong các đống rác phân hủy, đầy vi khuẩn gây bệnh sau đó đậu vào thức ăn và đồ dùng của con người.

Vì ruồi chỉ có 2 cánh, chúng đậu là chủ yếu và tiêm nhiễm hàng ngàn vi khuẩn gây bệnh mỗi lần chúng đậu. Theo dẫn chứng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ruồi làm nhiễm độc các sản phẩm nông nghiệp và gây thiệt hại hơn 10 tỉ USD mỗi năm. Mỗi lần ruồi đậu, chúng thải ra hàng ngàn vi khuẩn. Nếu ruồi đậu trên sàn nhà hoặc đồ dùng, khách hàng có thể dính các mầm bệnh gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, viêm màng não và nhiễm trùng máu. Khi ruồi kiếm ăn trong rác, chúng mang theo các mầm bệnh trên chân và miệng. Các mầm bệnh này được tiêm nhiễm vào thức ăn trên bàn hoặc quầy hàng khi chúng đậu. Ruồi nôn ra các phần thể rắn của thức ăn sau đó ăn phần chất lỏng. Chúng có khả năng truyền nhiễm bệnh tật khi chúng nôn, chải chuốt hoặc chỉ đơn giản là đậu trên bề mặt thức ăn.

Cách tốt nhất để đẩy lùi nạn ruồi là áp dụng các biện pháp phòng ngừa đơn giản. Ruồi ưa nhiệt độ ấm áp và hoạt động mạnh nhất vào thời điểm cuối xuân đến đầu thu. Để ngăn ngừa ruồi xâm nhập mái ấm của bạn trong khoảng thời gian này, cách tốt nhất là triệt tiêu mọi đường xâm nhập của chúng, đóng kín cửa sổ và cửa ra vào. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt các tấm màn che cửa sổ, cửa ra vào và các lỗ thông gió. Đổ rác thường xuyên và đóng kín nắp đậy thùng rác. Ruồi sẽ ít để tâm đến nhà của bạn nếu bạn lau chùi sạch sẽ, đều đặn. Nhưng để đạt hiệu quả cao nhất trong việc kiểm soát ruồi, tốt hơn hết là liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại để bàn cách xử lý.

Vòng đời của ruồi

Vòng đời phát triển của Ruồi thông qua 4 giai đoạn. Bắt đầu từ trứng, ruồi trải qua quá trình ấu trùng và nhộng trước khi biến thái thành ruồi trưởng thành. Vòng đời của chúng bắt đầu khi ruồi cái đã được thụ tinh tìm một nơi thích hợp đẻ trứng. Địa điểm sinh sản lý tưởng của chúng là những vật thể mà ấu trùng có thể ăn được sau khi chui ra khỏi trứng. Những nơi ruồi hay đẻ trứng là các bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy.

Vòng đời của loài ruồi

Trong một số trường hợp, trứng sẽ nở trong vòng 24 giờ. Sau khi ấu trùng chui ra, chúng sẽ ăn các chất hữu cơ. Ấu trùng ruồi sẽ ăn khoảng vài ngày cho đến vài tuần, hấp thụ protein và dưỡng chất để tiến đến giai đoạn hình thành nhộng.
Khi ấu trùng đã lớn, chúng rời nguồn thức ăn và tìm những nơi tối tăm, khô ráo để hóa nhộng. Trong giai đoạn nhộng, ấu trùng không có chân phát triển thành ruồi trưởng thành với 6 chân, mắt kép và một cặp cánh. Thời gian để trứng phát triển thành ruồi trưởng thành phụ thuộc vào loài ruồi, điều kiện môi trường và nguồn thức ăn có dồi dào hay không. Vài loài ruồi hoàn thành quá trình phát triển của chúng trong vòng vài tuần nếu điều kiện thích hợp.

Đặc điểm cấu tạo cơ thể ruồi

Phần đầu của ruồi gồm cặp mắt, râu và khoang miệng. Loài ruồi nhà quen thuộc hóa lỏng thức ăn bằng tuyến nước bọt trước khi hấp thụ bằng khoang miệng nhớp nháp. Râu giúp ruồi xác định nguồn phát ra mùi, ruồi cái và ruồi đực có râu khác nhau. Mắt kép của loài ruồi nhà là một trong những loại mắt cấu tạo tinh vi nhất trong thế giới côn trùng, giúp chúng quan sát bao quát xung quanh cơ thể của chúng. Nhờ vậy, ruồi rất khó bị bắt hoặc đập.

Ruồi có một cặp cánh đã phát triển đầy đủ trên ngực, chúng còn vết tích của một cặp cánh nhỏ thứ hai, gọi là “halteres”, chủ yếu dùng để giữ thăng bằng. 6 chân của ruồi gắn với ngực và có 5 đốt. Ruồi nhà có khung xương ngoài cứng cáp, giúp chúng giữ độ ẩm. Ruồi nhà dùng các lớp lông phủ trên cơ thể như một cơ quan cảm nhận mùi và vị. Xem thêm Đặc tính sinh thái của ruồi nhà.

Ruồi đẻ trứng ở đâu?

Hiểu biết về thói quen ăn uống và sinh sản của các loài ruồi nhất định sẽ giúp bạn một tay trong việc diệt trừ chúng khi cần. Trong đó, điều vô cùng quan trọng bạn cần biết là nơi chúng đẻ trứng.

Có khoảng vài loài ruồi gây hại được tìm thấy ở Việt Nam. Ruồi bãi rác bao gồm loài ruồi nhà quen thuộc, ruồi cống và họ nhặng. Tùy theo loài, chúng thường tìm các đống rác tối tăm, ẩm ướt, thịt thối hoặc phân để đẻ trứng. Ruồi giấm, giống như tên của chúng, thích trái cây chín nẫu và những chất chứa đường khác. Vài loài ruồi hút máu cần chén một bữa máu no nê để đẻ trứng.

Để kiểm soát số lượng ruồi xuất hiện và phòng ngừa chúng xâm nhập trong tương lai, dọn sạch những nơi tạo điều kiện thuận lợi cho chúng đẻ trứng ra khỏi nhà. Vệ sinh đều đặn sau khi đã diệt trừ được nạn ruồi để phòng ngừa chúng phát sinh trở lại trong tương lai. Nếu tình hình không mấy khả quan, liên hệ với các chuyên gia của Nano Vina để được cung cấp một dịch vụ kiểm soát côn trùng dịch hại chuyên nghiệp.

Tin tức khác