rắn cạp nong đầu đỏ
Tin tức

Rắn cạp nong đầu đỏ

Rắn cạp nong đầu đỏ
5 (100%) 1 vote

Tên Latin: Bungarus flaviceps

Hình dạng

Đầu và đuôi rắn màu đỏ sáng, thân chắc nịch và đen bóng. Ngoài ra, chúng có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc sống lưng và hai bên thân. Phần trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi màu đỏ.

Hành vi, thức ăn và môi trường sống

Thức ăn ưa thích của chúng là các loài rắn khác và thằn lằn bóng chân ngắn. Chúng là loài rắn hiếm, sống ở khu vực rừng mưa thấp. Chúng được ghi nhận xuất hiện ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai và Thanh Hóa, Việt Nam.

Hoạt động cả ban ngày và ban đêm. ¾ thời gian trong ngày chúng ở trong khu vực của mình cho đến khi nắng tắt. Thức ăn ưa thích của chúng là ếch, thằn lằn, trứng, chuột hay cả những loài rắn khác. Có những trường hợp chúng ăn cả bản thân chúng (có nhiều người thấy chúng nuốt đuôi của mình).

Chúng không cắn người khi có ánh nắng mặt trời

Nọc độc và triệu chứng

Gây độc thần kinh, ngăn các mối nối truyền tải thông tin từ thần kinh đến cơ bắp, khiến cho nạn nhân/ con mồi của chúng ngưng hô hấp hoặc không thể di chuyển. Tại vùng bị cắn: nạn nhân đau, sưng nề, có thể bị hoại tử, da bầm tìm chuyển sang đen, nhiễm trùng vết cắn (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết rắn cắn không có gì đặc biệt. Toàn thân đau đớn, không nói được, liệt toàn thân, khó thở, loạn nhịp tim, có hiện tượng “đái láu”-đái nhỏ giọt,… Không chữa trị kịp thời nạn nhân có thể dẫn đến tử vong

Thông tin thêm

Hiện tại số lượng chúng còn rất ít, chỉ còn rải rác ở một vài nơi; tập trung nhiều ở núi Dinh thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đây là loài cần được đưa vào bảo vệ.

Phòng ngừa rắn cắn

  • Cẩn thận nếu bạn sống ở vùng núi, rừng hay gần sông suối, nơi có cây cối rậm rạp, nhất là sau mưa, lũ, sau mùa thu hoạch và vào ban đêm
  • Không đến gần đống gạch vụn, tổ mối, nơi nuôi động vật, đống rác
  • Nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài nếu đi bộ vào buổi tối. Đội mũ rộng vành/ mũ rơm nếu đi trong rừng hoặc nơi có nhiều cây cỏ
  • Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn kể cả khi rắn đã chết hoặc đã cắt rời đầu rắn.
  • Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.
  • Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên quan sát kỹ nơi ngồi hay nằm nghỉ.
  • Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…)

Tin tức khác