tong-quan-ve-loai-muoi_main
Muỗi,Tin tức

Đặc điểm sinh vật học của loài muỗi

Đặc điểm sinh vật học của loài muỗi
5 (99.48%) 154 votes

Danh pháp khoa học: Culicidae

Nhận dạng

Muỗi là lớp côn trùng cùng một họ với ruồi, thuộc bộ hai cánh (Diptera). (Xem thêm: Nguồn gốc của loài muỗi). Chúng có 2 đôi cánh đơn. Đặc trưng của chúng là các chân dài, mỏng và cái đầu nổi bật với vòi nhô ra. Cánh và thân của chúng bao bọc bởi các lớp vảy nhỏ. Muỗi trưởng thành có kích thước khoảng 3-9 mm. Tìm hiểu thêm về đặc điểm hình thái của muỗi.

Hoạt động, dinh dưỡng và thói quen

Muỗi thường được biết đến với tập tính muỗi cái phải hút máu để đẻ trứng. Điều chúng ta ít biết là muỗi trưởng thành, kể cả con cái và con đực còn hấp thụ dinh dưỡng nhờ hút mật hoa. Giai đoạn trước khi thành muỗi trưởng thành thường hình thành trong các nguồn nước tĩnh, lý tưởng nhất là nước tù, nước đọng. Bọ gậy ăn nhiều loại sinh vật khác nhau, tùy thuộc vào loài. Chủ yếu là các chất hữu cơ và sinh vật thủy sinh nhỏ. Tuy nhiên, có vài loài ăn mồi sống, kể cả những con muỗi khác. Muỗi trưởng thành hoạt động mạnh nhất vào ban đêm cho đến rạng sáng nhưng cũng tích cực hoạt động khi trời có mây mù hoặc những nơi có bóng râm. Chúng tránh hoạt động dưới ánh nắng mặt trời vì chúng sẽ bị ánh nắng mặt trời sấy khô và chết.

Tìm hiểu thêm về môi trường sống của muỗi

Muỗi hay là ruồi?

Muỗi có thể bị nhầm với ruồi. Muỗi có các chân và một cái vòi dài hay còn gọi là “mũi” mà muỗi cái dùng để xuyên thủng da người và động vật để hút máu, phục vụ cho việc đẻ trứng. Đa số ruồi không hút máu và kể cả những con ruồi có chân dài vẫn nhỏ hơn chân muỗi. Muỗi là loại côn trùng phiền toái và có thể truyền nhiễm Virus West Nile, sốt xuất huyết và sốt rét. Bên cạnh việc gây phiền nhiễu cho con người, chúng còn là vật trung gian gây bệnh và là mối đe dọa về sức khỏe.

Sinh sản

Con đực sử dụng bộ râu mỏng của mình để tìm kiếm bạn tình. Sau khi giao phối, con cái thường tìm và hút máu để phục vụ cho quá trình đẻ trứng.  Chúng thường đẻ trứng xuống các vũng nước tù, nước đọng, nhưng các sản phẩm chúng ta tạo ra như bồn tắm cho chim, các xô nước hay vũng bùn cũng là nơi thích hợp cho muỗi đẻ trứng. Số lượng trứng muỗi đa dạng tùy theo loài nhưng mỗi lần đẻ khoảng hơn 100 trứng. Sau đó nở thành các ấu trùng dạng sâu, còn gọi là lăng quăng vì tính chất lắc lư khi bơi trong nước của chúng. Chúng ăn cho đến khi đủ điều kiện chuyển hóa thành nhộng. Các con nhộng gọi là cung quăng, cũng vì tính chất chuyển động kiểu nhào lộn trong nước của chúng. Muỗi trưởng thành chui ra từ nhộng và bay lên khỏi mặt nước khi khung xương ngoài của chúng đã đủ cứng cáp. Tìm hiểu thêm về vòng đời của muỗi .

Dấu hiệu của muỗi tấn công

Những dấu hiệu nhận biết muỗi là tiếng vo ve khó chịu khi bay của con cái và chúng hút máu. Cơ thể con người có những triệu chứng khác nhau khi bị chúng hút máu, từ bị kích thích nhẹ đến đau nhức nhối và sưng tấy lên. Tìm hiểu thêm về muỗi đốt

Dấu hiệu của muỗi chưa trưởng thành là lăng quăng (bọ gậy) xuất hiện trong các nguồn nước tĩnh, có thể cả trong bình tưới nước cho các chậu cây trong nhà.

Nhận biết muỗi đực và muỗi cái

 

Hầu hết chúng ta không thể nhận thấy điểm khác biệt giữa muỗi đực và muỗi cái nếu không sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi cắt lớp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng thấy điểm khác biệt của chúng nếu để ý kĩ. Điểm khác biệt giữa muỗi đực và muỗi cái bao gồm:

Muỗi đực không hút máu, muỗi cái thì ngược lại. Tuy nhiên, muỗi cái trưởng thành của một số loài không hút máu, chúng chỉ sinh trưởng nhờ hấp thụ mật hoa và các nguồn đường khác, giống muỗi đực.

Vòi của muỗi nhô ra từ khoang miệng của chúng. Muỗi cái có vòi gần như trơn nhẵn còn con đực có phần rậm rạp hơn.

Các sợi tóc hay còn gọi là lông trên râu của muỗi giúp chúng có thể nhận biết âm thanh. Lông râu của con đực rất mượt và to, còn con cái thì có lông râu trơn nhẵn và ít mượt hơn.

Thường thì, muỗi đực nhỏ hơn muỗi cái cùng loài và vòng đời của chúng ngắn hơn.

Tin tức khác