gian-madagascar_main
Gián,Tin tức

Gián Madagascar

Gián Madagascar
5 (100%) 2 votes

Đặc tính sinh thái, nhận diện và kiểm soát

Danh pháp khoa học: Gromphadorhina portentosa

Tổng quan

Gián Madagascar được xếp vào họ gián gáy. Một số người quy cho chúng là gián khổng lồ. Đây là loài côn trùng bản địa ở Madagascar và sống chủ yếu trong các cánh rừng ở các vùng nhiệt đới ẩm.
Có thể dài đến 7.5 cm, gián Madagascar là một trong những loài gián lớn nhất. Chúng màu nâu, không có cánh và có râu dài. Gián đực có bướu trên ngực lớn và râu rậm rạp hơn gián cái.

Hoạt động, thức ăn và tập tính

Khi bị quấy rối hoặc đe dọa, chúng phát ra âm thanh bằng cách tống khí qua các khe hở ở bụng. Tiếng gáy của gián Madagascar rất lớn và có vai trò quan trọng trong việc phân chia thứ bậc trong tổ, ve vãn bạn tình và trao đổi thông tin. Tiếng gáy này được sử dụng để giao tiếp giữa các thành viên trong một tổ, cũng như đe dọa hoặc cảnh báo có kẻ thù. Gián đực khá hung hăng và có thể đứng canh giữ tổ vài tháng liền để bảo vệ tổ khỏi nguy hiểm.

Gián gió là loài ăn tạp, chúng chủ yếu ăn rau quả và các chất hữu cơ phân hủy. Bất chấp kích thước lớn, chúng có khả năng ẩn nấp tài tình trong các khoảng không gian nhỏ. Gián Madagascar sống trên sàn các cánh rừng và dưới các khúc gỗ mục. Chúng ăn trái cây rụng, các chất hữu cơ phân hủy và có thể sống đến 5 năm. Gián Madagascar khác biệt với các loài gián khác vì chúng có sừng và không có cánh.

Sinh sản

Gián Madagascar chưa trưởng thành cần sự chăm sóc của gián cái trong một khoảng thời gian dài sau khi sinh. Thiếu trùng phải trải qua 6 lần lột xác trong vòng 7 tháng trước khi trưởng thành. Cả thiếu trùng và gián trưởng thành đều không có cánh, mặc dù chúng leo trèo rất giỏi. Gián đực có sừng lớn và râu rậm rạp hơn gián cái. Chúng cực kì hung hăng và thường giao chiến với nhau.

Thông tin thêm

Gián Madagascar là loài gián duy nhất có khả năng gáy được biết đến. Trong khi các loài côn trùng khác tạo ra âm thanh bằng cách chà xát các bộ phận của cơ thể với nhau, gián Madagascar gáy bằng cách tống khí qua lỗ thở trên bụng. Loài gián có 2 tiếng gáy: sau khi đạt ngưỡng trưởng thành, mọi cá thể đều có khả năng phát ra tiếng gáy ầm ĩ, nhưng chỉ gián đực mới phát ra tiếng gáy giao chiến. Gián đực thích phân chia lãnh thổ và sử dụng sừng khi giao chiến.

Tin tức khác