dac-diem-sinh-vat-hoc-cua-kien_main
Kiến,Tin tức

Đặc điểm sinh vật học của kiến

Đặc điểm sinh vật học của kiến
5 (99.46%) 186 votes

Kiến là loài côn trùng xã hội và sống trong tổ giống mối. Tuy nhiên, kiến có tập tính xã hội riêng biệt so với tập tính xã hội của mối, và cả 2 nhóm này không có bất cứ liên hệ gì với nhau.

Đặc điểm sinh sản

Có nhiều hình thức sinh sản ở loài kiến được ghi chép lại. Kiến cái của nhiều loài được biết có khả năng sinh sản vô tính thông qua “Thelytokous parthenogenesis” (sinh sản đơn tính toàn cái). Chất dịch từ tuyến phụ của kiến đực có thể cắm vào lỗ sinh dục và ngăn kiến cái tái giao phối. Nhiều loài kiến xây dựng một hệ thống mà trong đó chỉ kiến chúa và kiến sinh sản cái có khả năng giao phối.

Tổ kiến

Tổ kiến bao gồm phần lớn kiến thợ, một hoặc nhiều kiến sinh sản, trứng, ấu trùng và nhộng. Tổ kiến thường cần đến sự nỗ lực không biết mệt mỏi của kiến thợ để duy trì tổ. Nhiều loài thích làm tổ trên mặt đất, phần còn lại có thể được tìm thấy trong thân gỗ, như cành cây chết, hàng rào, hốc cây hoặc thậm chí gỗ của kiến trúc. Kiến ít khi làm tổ trong nhà và thức ăn của chúng rất đa dạng. Khác với mối, kiến không ăn gỗ và không có khả năng phân giải Cellulose.

Một tổ kiến có thể chứa 300,000 đến 500,000 cá thể, và cả tổ có thể phân tán và tái thiết lập nhanh chóng ngôi nhà của chúng khi có nguy hiểm. Xem thêm quá trình xây dựng tổ của loài kiến.

Quá trình truyền đạt thông tin

Kiến giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng pheromone, âm thanh và tiếp xúc. Việc sử dụng pheromone như một tín hiệu hóa học phát triển hơn ở kiến, điển hình như loài kiến gặt đỏ, so với các nhóm thuộc bộ Cánh màng khác.

Giống các loài côn trùng khác, kiến nhận biết mùi thông qua cặp râu dài, mỏng và linh hoạt. Cặp râu cung cấp cho chúng thông tin về hướng và mật độ của mùi. Vì đa số kiến sống trên mặt đất, chúng để lại các vệt pheromone trên đường đi để dẫn đường cho đồng loại. Ở những loài tìm kiếm thức ăn theo nhóm, một con kiến tìm được thức ăn sẽ đánh dấu một đường trên đường quay về tổ; các con kiến khác sẽ lần theo đường này, sau đó chúng sẽ gia cố thêm cho con đường này khi chúng tha thức ăn về tổ. Khi nguồn thức ăn cạn kiệt, các con kiến trên đường về tổ sẽ ngừng đánh dấu và mùi hương cũng từ từ tiêu tan. Tập tính này giúp kiến chống chọi với các thay đổi tại môi trường sống của chúng. Chẳng hạn như, khi đường dẫn đến nguồn thức ăn bị chặn bởi một vật cản, kiến sẽ rời nó để thăm đò con đường mới. Nếu thành công, nó sẽ để lại một vệt đánh dấu đường ngắn nhất dẫn đến nguồn thức ăn khi quay về. Các đường dẫn này được nhiều kiến theo sau, gia cố thêm pheromone và dần dần hình thành con đường tốt nhất.

Kiến không chỉ sử dụng pheromone để đánh dấu đường di chuyển. Một con kiến bị bóp nát cũng phát ra pheromone làm cho những con kiến gần đó điên cuồng tấn công và thu hút nhiều kiến ở xa hơn. Vài loài kiến thậm chí sử dụng “propaganda pheromones” để thôi miên kiến đối địch và làm chúng tự đánh mình. Pheromone có thể được sản xuất từ nhiều bộ phân bao gồm tuyến Dufour, tuyến độc và các tuyến trên ruột sau, đốt hậu môn, trực tràng, xương ức và xương chày chân sau. Pheromone cũng có thể trao đổi, trộn với thức ăn và truyền nhờ quá trình dinh dưỡng tương hỗ, truyền tải thông tin cho tổ. Giúp các con kiến còn lại xác định nhiệm vụ (tìm kiếm thức ăn hoặc vệ sinh tổ) của chúng trong tổ. Ở loài kiến có thành phần kiến chúakhi con thống trị không còn sản sinh pheromone đặc trưng, kiến thợ sẽ lập kiến chúa mới trong tổ.

Vài loài kiến phát ra âm thanh bằng cách ngáy, kết hợp các phần dạ dày và hàm của chúng. Âm phát ra có thể dùng để giao tiếp giữa các thành viên trong tổ hoặc với các loài khác.

Bảo vệ tổ và đồng loại

Kiến chiến đấu và tự bảo vệ bằng cách cắn và đốt (ở nhiều loài), thường bằng cách tiêm hoặc phun chất hóa học, chẳng hạn như axit formic ở loài kiến đen Ankaloit và Piperidine ở kiến lửa, và các hợp chất protein khác nhau ở số còn lại. Bên cạnh việc chống lại kẻ thù, kiến cần bảo vệ tổ của chúng khỏi mầm bệnh. Vài kiến thợ giữ vệ sinh cho tổ và công việc của chúng bao gồm dọn dẹp Necrophoresis, chất thải của xác đồng loại. Axit oleic đã được xác định như một hợp chất thải ra từ kiến chết gây nên hành vi sợ chết ở kiến cắt lá trong khi kiến thợ thuộc loài kiến Argentina phản ứng với sự mất đi các chất hóa học đặc trưng (Dolichodial và Iridomyrmecin) có trên lớp biểu bì của đồng loại còn sống cùng tổ và có hành vi tương tự.

Tổ kiến có thể bền vững trước những nguy cơ tự nhiên như lũ lụt hoặc nhiệt độ cao nhờ kiến trúc tổ hết sức tinh vi. Kiến thợ thuộc loài Cataulacus muticus, một loài sống trong các hốc trên cây, chống việc ngập nước bằng cách uống nước tràn vào tổ và thải ra bên ngoài. Loài Camponotus anderseni làm tổ trong các lỗ hổng của thân gỗ ở vùng có cây đước, chúng chống đuối nước bằng cách thay đổi kiểu hô hấp thành kỵ khí.

Hình thành “Giao thông” bên ngoài tổ

Khoảng cách đường kiến di chuyển tìm kiếm thức ăn có thể lên đến 200m tính từ tổ và chúng có thể lần theo mùi pheromone để quay trở về thậm chí cả khi trời tối. Tại những vùng nóng và khô cằn, các con kiến tìm kiếm thức ăn vào ban ngày có thể đối mặt với cái chết do mất nước, vì vậy tìm ra con đường ngắn nhất để quay trở về tổ sẽ giảm thiểu nguy cơ bị chết dọc đường. Vài loài kiến còn có khả năng sử dụng từ trường của Trái Đất để điều hướng. Mắt của loài kiến có tế bào đặc biệt có thể nhận biết ánh sáng phân cực từ mặt trời, dùng để xác định hướng. Bộ dò phân cực này khá nhạy cảm với vùng cực tím của quang phổ ánh sáng. Ở vài loài kiến lê dương, một số nhóm kiến thám hiểm bị tách khỏi đội hình chính sẽ thỉnh thoảng quay ngược đầu và hình thành một “Cối xay kiến”. Kiến thợ di chuyển thành vòng tròn, và chúng cứ di chuyển liên tục như thế cho đến khi chết vì kiệt sức.

Tin tức khác