Đặc điểm phân biệt giữa chuột cống và chuột nhắt

Đặc điểm hình thái

Chuột cống và chuột nhắt chưa được phân loại khoa học rõ ràng. Những từ này là tên gọi thông thường của các động vật gặm nhấm trông giống nhau nhìn bằng mắt thường.

Chuột cống được dùng để mô tả các loài gặm nhấm có kích thước trung bình với đuôi dài và mảnh. Có rất nhiều loài gặm nhấm được gọi là chuột cống như kangroo, chuột bông, chuột nâu, chuột đen, chuột túi khổng lồ châu Phi, chuột chũi Đông Phi, chuột gỗ, …, chuột lắt và nhiều loài khác. Những loài gặm nhấm khác nhau này có thể không có họ hàng gần gũi với nhau.

Chuột nhắt được dùng để mô tả loài gặm nhấm nhỏ, kích thước như chim sẻ với đuôi dài và mảnh. Giống như chuột cống, có rất nhiều loài gặm nhấm được gọi là chuột nhắt mà không có họ hàng gần gũi với nhau: chuột nhà, chuột cánh đồng, chuột hưu, chuột khói đều được gọi là chuột nhắt.

Chuột nhắt có kích thước 12 – 20 cm, bao gồm đuôi và nặng khoảng 12 – 30 gam. Chúng có màu trắng, nâu và xám. Mõm của chúng có hình tam giác và có râu dài. Chuột nhắt có đôi tai lớn, mềm và đuôi dài, mảnh và nhiều lông. Loài gặm nhấm này có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thê giới trong các vùng khí hậu và môi trường khác nhau. Chúng có thể sống 6 năm khi bị giam cầm mặc dù trong tự nhiên, chúng chỉ sống ít hơn 1 năm. Chuột nhắt là loài ăn đêm, nhút nhác, có tính xã hội và đánh dấu lãnh thổ trong tự nhiên.

Chuột cống là loài gặm nhấm có kích thước trung bình và lớn với đuôi dài, thường rất ít lông và có vảy. Giống với chuột nhắt, loài gặm nhấm này xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều môi trường khác nhau. Chúng cũng là loài ăn đêm trong tự nhiên.

Tuy nhiên, chuột cống có thể phát triển lên đến 40 cm hay nhiều hơn nữa và chúng nặng hơn chuột nhắt. Bộ lông của chúng có màu trắng, xám, nâu và đen và chúng thường bị làm bẩn đủ để lại dầu mỡ trên bề mặt tiếp xúc. Mõm của chuột cống cùn hơn so với chuột nhắt.

Tập tính ăn uống

Chuột nhắt

Chuột nhắt là loài ăn tạp; chúng ăn thịt, xác chết của loài chuột nhắt khác và được quan sát thấy rằng chúng tự ăn đuôi của mình trong suốt quá trình nạn đói xảy ra. Chuột nhắt ăn các loại ngũ cốc, hoa quả và hạt giống cho bữa ăn thường xuyên, đó là lí do chính dẫn đến thiệt hại cây trồng. Chúng còn tự ăn phân của chính mình. Chuột là loài gặm nhấm có tính xã hội, thích sống theo nhóm.

Chuột cống

Mỗi môi trường sống của loài chuột nhắt luôn chứa đầy các loại thức ăn ngon và với nhiều loại không phải thức ăn: thuốc độc (cả trong tự nhiên lẫn do con người làm), đá, nhựa, v.v… Lựa chọn nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các tương tác xã hội có thể diễn ra tại các khu vực trồng trọt. Chúng ngửi thấy mùi thức ăn ở trên lông, râu và đặc biệt hơi thở của những con chuột khác và đặc biệt rất thích thức ăn mà nhưng con chuột đã ăn trước đó.

Những vai trò khác của Rats và Mouse

Thú cưng

Chuột nhắt

  • Rất nhiều người mua chuột nhắt về làm thú cưng. Chúng rất hay đùa nghịch, đáng yêu và có thể cầm trên tay. Giống như thú cưng thuộc chi chuột cống, thú cưng chuột nhắt không nên để chúng ở ngoài mà không có ai trông coi bởi chúng có rất nhiều kẻ thù trong tự nhiên, bao gồm (nhưng không giới hạn) chim, rắn, thằn lằn, mèo và chó. Chuột nhắt đực hường có mùi nặng hơn chuột cái. Tuy nhiên, chuột nhắt là loài chải chuốt cẩn thận và khi là vật nuôi, chúng chả bao giờ cần phải tắm. Chăm sóc tốt cho chuột nhắt có thể khiến chúng trở thành vật nuôi lí tưởng. Một số sản phẩm chăm sóc chuột nhắt thông thường như:
  • Lồng – Thông thường là lồng cho chuột hamster và chuột nhảy gerbil, nhưng rất nhiều loại lồng chuột ngày nay được bày bán sẵn có trên thịt trường. Hầu hết nên có cửa an toàn.
    Thức ăn – thức ăn dạng viên nhỏ đặc biệt và thức ăn dạng hạt giống có sẵn trên thị trường. Chuột nhắt có thể ăn hầu hết các loại thức ăn cho loài gặm nhấm (chuột cống, chuột nhắt, chuột hamster, gerbils, v.v.).
  • Giường – thường được làm bằng bột giấy gỗ cứng như cây dương lá rung, thỉnh thoảng làm từ giấy vụn hoặc bột gỗ nguyên chất tái chế. Tránh sử dụng giường được làm bằng vỏ trấu ngô bởi chúng thúc đẩy nấm Aspergillus và có thể phát triển nấm mốc khi bị ướt.

Chuột cống

Loài chuột được lai tạo đặc biệt này bắt đầu trở thành thú cưng ít nhất từ cuối thế kỉ 19. Thú cưng thuộc chi chuột cống thường là biến thể của chuột nâu, nhưng chuột đen và chuột túi khổng lồ cũng là loài được nuôi giữ. Thú cưng thuộc chi chuộc cống hành xử rất khác với bản sao của chúng ở thế giới hoang dã phụ thuộc vào có bao nhiêu thế hệ được nuôi giữ thành vật nuôi.

Thú cưng thuộc chi chuộc cống không gây ra bất kì mối đe dọa về sức khỏe nào so với các vật nuôi khác như chó hay mèo. Chuột thuần hóa nhìn chung rất thân thiện và có thể dạy chúng thực hiện những cách cư xử đã được chọn lọc.

Nguồn thức ăn

Chuột nhắt

Con người đã bắt đầu ăn chuột nhắt từ thời tiền sử. Ngày nay chuột nhắt vẫn được ăn trên khắp miền Đông Zambia và miền bắc Malwi nơi chúng là nguồn cung cấp protein rất quan trọng. Công dụng phổ biến của chuột chính là cung cấp thức ăn cho những loài động vật khác như rắn, thằn lằn và các loài chim săn mồi. Chuột nhắt cũng là nguồn thức ăn mà phần lớn các loài ăn thịt thèm muốn.

Chuột cống

Con người có thể ăn chuột cống và thỉnh thoảng khi bị lâm vào tình trạng khẩn cấp, con người có thể bắt và ăn chúng. Đối với một số nền văn hóa, chuột được xem như là loài động vật yếu ớt. Chuột Bandicoot là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trong tất cả các lí do thịt chuột không được sử dụng rộng rãi là do ngăn cấm mạnh mẽ và ăn thịt chuột nghĩ là chống đối trong chế độ ăn uống của luật Hồi Giáo và Do Thái, ngăn cấm ăn tất cả loại thịt của nhiều tín đồ của Ấn Độ Giáo. Là nguồn thực phẩm, chuột cống là nguồn cung cấp dồi dào protein hơn các loài động vật khác. Ở một số nền văn hóa, chuột cống chỉ được ăn giới hạn cho một tầng lớp xã hội hay kinh tế cụ thể.

Đối với nghiên cứu khoa học

Chuôt nhắt là động vật thí nghiệm phổ biến trong phòng thí nghiệm nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực sinh học và tâm lí bởi chúng là loài động vật có vú và cũng bởi vì chúng có nhiều điểm tương đồng với con người. Chúng được dùng phổ biến như mô hình động vật có vú hơn những con chuột cống thông thường.

Bộ gen của chuột nhắt được sắp xếp và hầu như tất cả gen chuột nhắt đều đồng đẳng với con người. Chúng có thể bị chế biến theo cách phi pháp với con người mặc dù các nhà hoạt động quyền vì động vật thường phản đối. Một con chuột nhắt knockout là loài chuột đã bị biến đổi gen có một hoặc nhiều gen không hoạt động thông qua tách gen.

Những lí do lựa chọn phổ biến loài chuột nhắt chính là kích thước nhỏ, rẻ tiền, chế độ ăn uống đa dạng rộng rãi, dễ duy trì và có thể đẻ nhanh, Nhiều thế hệ chuột nhắt có thể được quan sát trong thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, một số chủng loài được biết đến khá thất thường. Chuột nhắt và chuột cống có cùng cơ quan ở cùng vị trí nhưng khác nhau về kích thước.