Kiến điên

Đặc tính sinh thái, cách nhận diện và kiểm soát

Danh pháp khoa học: Paratrechina longicornis

Tổng quan

Kiến điên được đặt tên theo tập tính di chuyển điên rồ và hành động thất thường của chúng. Loài kiến này xuất hiện lần đầu ở Đông Nam Á, nay đã được biết đến khắp thế giới như một loài côn trùng xâm lược sống ngoài tự nhiên. Kiến điên trưởng thành có màu từ nâu sẫm đến đen và ước tính dài khoảng 2.2-3 mm. Râu của chúng có 12 đốt, không có đỉnh râu, và dài. Kiến điên sở hữu các cặp chân dài đặc trưng làm chúng có một vẻ ngoài riêng biệt so với đồng loại.

Hoạt động, thức ăn và tập tính

Kiến thợ là loài ăn tạp, chúng ăn cả côn trùng sống và chết; dịch ngọt tiết ra từ côn trùng, hoa quả, nhựa cây, mầm non và các loại thực phẩm dùng trong nhà như đồ ngọt, thịt, đồ có dầu mỡ và chất lỏng.

Kiến điên là loài côn trùng rất thất thường, sinh sống ở cả môi trường khô và ẩm. Chúng làm tổ trong các thân gỗ mục, dưới đất, trong các hốc cây và thực vật khác, trong rác, dưới đá và các tòa nhà. Kiến điên không thể sinh trưởng trong khí hậu lạnh khắc nghiệt và thường xâm nhập vào nhà dân hoặc các tòa nhà khi trở trời. Chúng ta có thể xác định tổ kiến điên bằng cách theo dấu đàn kiến thợ khi chúng mang đồ ăn về tổ. Số lượng kiến điên trong một tổ không nhiều, chỉ từ 1,500-2,500 cá thể.

Kiến điên có thể khó kiểm soát hơn các loài kiến khác vì chúng cư trú ở cả trong nhà và ngoài tự nhiên. Hơn nữa, khi ra khỏi tổ chúng còn di chuyển một quãng đường dài, gây khó khăn trong việc xác định tổ kiến.

Sinh sản

Kiến điên theo chế độ “đa mẫu, mỗi tổ kiến điên có thể chứa 8-40 kiến chúa cùng lúc. Tổ mới hình thành khi một con kiến chúa và vài kiến thợ rời tổ sau đó tự mình thành lập tổ mới. Đây là quá trình “nảy nở”.

Dấu hiệu nhận biết kiến điên

Dấu hiệu nhận biết kiến điên là những đàn kiến di chuyển ra vào tổ, hoặc khi chúng xâm nhập vào nhà để tìm kiếm thức ăn và nguồn nước.

Thông tin bổ sung

Việc phòng ngừa và kiểm soát kiến điên phải bắt đầu bằng việc kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng. Các biện pháp chủ động hoặc phòng ngừa gồm ngăn chặn kiến xâm nhập vào nhà và vệ sinh để triệt tiêu nguồn thức ăn của chúng. Hành động thiết thực và hiệu quả nhất là liên hệ với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại để lấy lời khuyên và các khuyến nghị về cách kiểm soát côn trùng ở cả trong nhà và bên ngoài. Ngoài ra, có thể áp dụng các cách đuổi kiến hiệu quả, dọn dẹp sạch sẽ các tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cho kiến làm tổ sẽ tối thiểu hóa số lượng kiến xâm lược.