lam-gi-khi-bi-rep-giuong-can_main
Rệp giường,Tin tức

Rệp giường cắn: Nhận biết, triệu chứng, cách xử lý

Rệp giường cắn: Nhận biết, triệu chứng, cách xử lý
5 (99.69%) 324 votes

Rệp giường sống dựa vào nguồn thức ăn là máu, vì vậy chúng cần hút máu để sống sót. Theo như những đặc tính sinh học của rệp giường thì để đạt ngưỡng trưởng thành, chúng phải hút máu trong các giai đoạn còn non. Rệp cái trưởng thành cũng hút máu để đẻ trứng. Mặc dù rệp giường cắn người, nhưng chúng được biết không truyền nhiễm bệnh tật cho con người. Vài nguồn tin cho rằng rệp giường là nguyên nhân của sự lây lan bệnh phong, virus HIV và viêm gan B. Xem thêm: Rệp giường và những căn bệnh liên quan

Một con rệp giường thường cắn nhiều hơn một lần. Khi rệp giường đưa khoang miệng của chúng vào và tìm thấy mạch máu thích hợp, chúng sẽ bắt đầu hút máu. Tuy nhiên, để tìm đúng mạch máu chúng cần xuyên thủng da người nhiều lần. Thêm vào đó, rệp giường rất nhạy cảm với chuyển động của vật chủ mà chúng đang hút máu. Vì vậy, nếu một người đang ngủ cử động, một con rệp giường đang hút máu sẽ rút khoang miệng lại và bắt đầu tìm một bộ phận khác để hút máu. Một điều quan trọng nên nhớ là số lượng vết cắn trên cơ thể một người không biểu lộ số lượng rệp giường hút máu người đó.

Ai có nguy cơ bị rệp giường tấn công?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị rệp giường tấn công khi tiếp xúc với khu vực bị lây nhiễm. Tuy nhiên, bất cứ ai thường xuyên di chuyển và ngủ chung thường có nguy cơ bị cắn cao và dễ lây lan. Cách điều trị và ngăn chặn rệp giường

Làm cách nào để xác định bản thân bị rệp giường cắn?

Các đốm máu trên khăn trải giường, vết cắn, sự xuất hiện của phân và lớp vỏ ngoài của rệp giường là vài dấu hiệu nhận biết sự phá hoại của rệp giường. Thật khó để xác định bạn bị rệp giường cắn trừ khi bạn tìm thấy rệp giường hoặc những dấu hiệu tấn công của chúng. Rệp giường thường cắn nhiều bộ phận trên cơ thể và thường hoạt động khi người ta đang ngủ-bàn tay, cổ, mặt, vai, chân và cánh tay. Khi rệp giường cắn, chúng tiêm chất gây tê và chống đông ngăn chặn con người phát hiện mình đang bị cắn. Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng vết cắn của rệp giường thường tập trung ở một khu vực nhỏ và đến thời điểm có thể tạo thành một đường thẳng hoặc zich zăc. Vết cắn của chúng tương tự như vết cắn của muỗi hoặc bọ chét – nhỏ, bẹt hoặc phồng lên và sưng tấy, đỏ, ngứa ngáy hoặc phồng rộp. Các triệu chứng do bị cắn không phải lúc nào cũng xuất hiện ngay lập tức sau khi chúng cắn và sau vài ngày mới xuất hiện. Tuy nhiên, không phải ai bị rệp giường cắn cũng có triệu chứng giống nhau. Xem thêm: Cách phân biệt vết cắn của muỗi và vết cắn của rệp giường.

Kích thước vết cắn của rệp giường tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Rệp giường tiêm chất chống đông có trong nước bọt khi chúng xuyên thủng da người để hút máu. Chất chống đông này phần lớn ảnh hưởng đến phản ứng của người với vết cắn và quyết định kích thước của vết cắn. Vì người ta có độ nhạy cảm khác nhau với vết cắn của rệp giường nên kích thước của chúng rất đa dạng. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến kích thước của vết cắn là số lần bị chúng cắn của một người, và phản ứng với vết cắn có thể mạnh hơn hoặc yếu hơn khi số lần bị cắn tăng lên.

Rệp giường dùng khoang miệng dài để xuyên thủng da người và hút máu. Vết cắn của rệp giường lúc đầu không gây đau đớn và có thể không bị phát hiện qua nhiều giờ hoặc vài ngày. Điều này cho phép rệp giường hút máu người trên 10 phút mỗi lần. Chúng chủ yếu cắn lớp da ngoài, như phần trên của cơ thể, cổ, cánh tay và vai.

Nhận diện vết cắn trên vật nuôi

Vết cắn trên chó và mèo trông khá giống vết cắn trên người, và trên thực tế người chủ sẽ nghi ngờ là do muỗi hoặc bọ chét. Giống với người, rệp giường không ở lại trên cơ thể vật nuôi, chúng trở lại nơi ẩn nấp an toàn sau khi hút máu. Ngoài vết cắn, sự xuất hiện của phân rệp, lớp vỏ ngoài bỏ lại và động vật bị kích thích vào ban đêm cũng là các dấu hiệu cho thấy rệp giường hút máu vật nuôi. Vì vậy, điều tốt nhất nên làm là kiểm tra chỗ ngủ của vật nuôi và tắm rửa cho chúng thường xuyên trong khi cảnh giác với các dấu hiệu tiềm tàng của rệp giường.

Triệu chứng

Vài người bị rệp giường cắn bị ngứa ngáy, sưng hoặc tấy đỏ sau khi bị cắn 1 ngày. Tuy nhiên, vết cắn có thể không hiện rõ sau vài ngày hoặc không xuất hiện đối với vài cá nhân. Nhiều người không có phản ứng với vết cắn của rệp giường-nhiều vết cắn không để lại dấu vết và hoàn toàn không bị phát hiện.

Không giống các loài côn trùng khác, vết cắn của rệp giường thỉnh thoảng xếp thành đường thẳng gồm nhiều vết đỏ nhỏ. Rệp giường cắn có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Ban đầu nạn nhận sẽ cảm thấy rát nhẹ. Vùng bị rát sau đó sẽ chuyển thành sưng đỏ, còn được gọi là nốt sần hoặc mày đay (phát ban). Trong vài trường hợp nghiêm trọng, vết cắn có thể sưng ghê gớm hoặc viêm rộp da.

Nếu bạn bị phát ban sau khi bị rệp giường cắn, tránh chà xát khu vực đó. Nếu các triệu chứng phát ban không thuyên giảm hoặc bị nhiễm trùng, đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nguy cơ nhiễm trùng

Chà xát vết rệp giường cắn, không sát trùng và giữ vết cắn sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp gây sưng tấy và chảu máu. Trẻ em, người cao tuổi, và các cá nhân có hệ miễn dịch yếu, chủ yếu là người nằm liệt giường, có thể bị nhiễm trùng thứ cấp do rệp giường cắn.

Cách xử lý

Theo các chuyên gia của Nano Vina, khi bị rệp hút máu, chúng ta có thể xử lý kịp thời bằng cách rửa tổn thương da bằng nước sạch và xà phòng để làm sạch vết cắn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn da và giúp giảm ngứa. Nếu vết cắn ngứa nhiều, không nên gãi hay chà xát mạnh. Dùng các loại thuốc mỡ có kháng sinh bôi vào vết thương. Tuy nhiên, nếu bị đốt quá nhiều, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Điều quan trọng là cần phải thực hiện những biện pháp kiểm soát rệp để tránh sự lây lan. Tuy rệp giường thuộc nhóm hút máu với số lượng lớn nhưng không đáng sợ và có thể tiêu diệt bằng những phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, để kịp thời xử lý, hãy liên hệ với các chuyên gia của Nano Vina để được cung cấp một dịch vụ kiểm soát rệp giường chuyên nghiệp.

Tin tức khác