orthriophis-moellendorffii-from-lang-son-prov-800x600
Rắn,Tin tức

Rắn sọc khoanh

Rắn sọc khoanh
5 (100%) 102 votes

Tên Latin: Orthriophis moellendorffii

Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi là trăn lèn, trăn đá, trăn lạt…. Là một loại không có nọc độc và hiền lành với con người

Hình dạng

Rắn lành, kích thước rất lớn, chiều dài trên 2m. Đầu thuôn dài và dẹp có màu đỏ xám nhạt. Lưng có những đốm lớn xám xẫm, có hình gần tròn viền đen, ngoài cùng viền sáng. Hai bên thân có một dãy các vết nhỏ hơn xếp so le với nhau. Đuôi có khoanh trắng hay đỏ nhạt xen với khoanh xám đen không tiếp xúc với nhau ở mặt bụng. Đầu, đuôi và sống lưng màu đỏ và loài rắn có thân hình trong suốt, nhìn rõ xương sống

Hành vi, thức ăn và môi trường sống

Rắn sống ở rừng núi trong các hang đá vôi, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Loài rắn này không chỉ xuất hiện trên núi, phơi nắng trên các mỏm đá, mà còn thường xuyên bò vào trong đền, quấn trên xà nhà. Đẻ trứng vào các khe đá có lót lá rụng. Thức ăn chủ yếu là các loài dơi và chuột.

Phân bố

Trong nước: Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Ninh Bình, Nghệ An.

Thế giới: Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây).

Thông tin thêm

Vì chúng thường thích nằm trong đền và vô cùng hiền lành nên nhiều người đã đồn thổi chúng là “rắn thần”. Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, hay xuất hiện quanh đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là “ngựa ngài”, chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị, khiến chẳng ai dám “mạo phạm” vào loài “rắn thần. Việc “thần thánh hóa” loài rắn lành tính này đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn chúng khỏi sự xâm hại của con người

Có giá trị nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ, Là tác nhân bảo vệ các loài cây nông nghiệp (diệt chuột).

Tin tức khác