Rắn lục đuôi đỏ
Thuộc họ rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy, tên khoa học Trimeresurus albolabris.
Hình dạng
Đầu rắn lục đuôi đỏ có dạng hình tam giác, thân màu xanh lá, đuôi màu đỏ cam. Chiều dài con đực tối đa 60cm, con cái dài 81cm, chiều dài đuôi con đực 12cm, con cái 13cm.
Sinh thái, tập tính
Phần lớn thời gian rắn lục đuôi đỏ sống trên cây, vì thế nên da có màu xanh, có thể dễ dàng ngụy trang. Thị lực của chúng lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại vào ban ngày
Đây là loài rắn có tập tính sinh sản khá đặc biệt, đẻ con thay vì đẻ trứng. Trong khi những loài khác đẻ rồi ấp trứng, thì trứng của chúng sau khi được thụ tinh ở lại trong bụng và quây thành bào thai như các loài thú. Trong thời gian này, rắn mẹ vẫn sinh hoạt như bình thường, cho đến khi sinh con, chỗ hậu môn của chúng mở ra và rắn con sẽ chui ra ngoài. Khi rắn mẹ đẻ xong cũng là lúc chúng kết thúc vòng đời. Khi rắn mẹ mang thai, do cấu tạo đặc biệt, nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và cũng là lúc chúng hung dữ nhất.
Chúng hoạt động cả ngày và đêm, nhưng thường hoạt động nhiều về đêm. Thường treo mình trên cành cây, chờ con mồi xuất hiện và tấn công. Thức ăn ưa thích là ếch, nhái, chuột, thằn lằn, nòng nọc…Chúng bị kích thích bởi ánh lửa, nếu có lửa sẽ tự động tấn công (tập tính vồ lửa).
Có tập tính ngủ đông của loài bò sát: Từ tháng 11 đến tháng 2.
Phân bố
Rắn lục đuôi đỏ thích nghi với mọi địa hình, phạm vi phân bố rộng.
Chúng sinh sống chủ yếu trên các khu vực núi cao hoặc trong những khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít. Vừa rồi ở Quảng Ngãi và ở Nam Đàn – Nghệ An cũng có. Vào mùa thu đông năm 2014, chúng đã phân bố đến thành phố Đà Nẵng.
Môi trường sống: Chúng thích ở trên cây trong rừng núi, bụi rậm hay những mảnh đất bỏ hoang, trong ùm cỏ và rừng trúc.
Nọc độc
Rắn lục đuôi đỏ là nhóm có nọc độc gây rối loạn đông máu và gây xuất huyết (tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, khiến máu không đông và không đóng miệng vết thương). Nọc độc của chúng được xếp vào nhóm cực độc, chỉ sau loài rắn hổ mang, và trong quá trình mang thai độ độc tăng gấp nhiều lần.
Vết cắn và triệu chứng
Vết cắn có 2 dấu móc là 2 vết răng nanh cách nhau 1cm
Sau vài phút bị cắn, phần bị cắn sưng nề, đau nhức và vết cắn sẽ chảy máu liên tục, không thể cầm. Sau 6 giờ, phần tổn thương sưng nề lan rộng đến các chi, khiến tay chân sưng to, đau nhức, tím tái, xuất huyết dưới da và bên trong nội tạng cơ thể, do hiện tượng máu không đông. Có những bọng nước ở phần bị tổn thương, hiện tượng xuất huyết trong bọng nước, bị nhiễm khuẩn tại chỗ, hội chứng khoang (tình trạng cơ bắp bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong khoang, Áp lực tăng quá cao có thể làm vỡ mạch máu, điều này khiến việc vận chuyển oxy đến các cơ bắp và dây thần kinh bị chặn, gây đau và tổn thương cơ)
Ngay sau khi bị cắn bạn sẽ bị chóng mặt, cơ thể bồn chồn lo lắng, có tình trạng sốc do mất máu, tụt huyết áp, da đầu ngón tay, chân lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu (lượng nước tiểu thấp), vô niệu (không có nước tiểu trong bàng quang, gây tăng lượng nito trong máu, rối loạn cân bằng nước…), có thể bị sốc phản vệ (dị ứng cực kỳ nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng).