Vòng đời của mối bắt đầu khi mối cánh đực và cái tụ tập thành đàn bay khỏi tổ, giao phối với nhau và sinh sản. Sau khi được thụ tinh, những con mối cánh đáp xuống đất, rụng cánh và bắt đầu lập tổ mới. Những con côn trùng này thường trở thành mối vua hoặc mối chúa trong tổ chúng lập ra. Mối vua và mối chúa là trung tâm của vòng đời mối, chịu trách nhiệm sinh sản.
Mối là loài côn trùng xã hội, xã hội loài mối được cai quản bởi hệ thống phân cấp. Nhiệm vụ của chúng trong tổ hình thành một xã hội thu nhỏ. Sau khi mối chúa đẻ trứng, chúng nở thành các ấu trùng màu trắng nhợt.
Mối vua và mối chúa phân cấp cho đám con bằng cách tiết ra pheromone khi trứng nở. Sau vài lần lột xác, các ấu trùng này phát triển thành một trong ba tầng lớp trong tổ: mối thợ, mối lính và mối sinh sản (hay còn được gọi là mối cánh).
Mỗi tầng lớp có hình dạng bề ngoài khác nhau rõ rệt. Mối thợ có trách nhiệm xây dựng các đường hầm và ngóc ngách, ngoài ra chúng còn phải tìm kiếm thức ăn và chăm sóc cho các thành viên còn lại trong tổ.
Mối lính có màu nâu-vàng với đầu to dị thường và hàm lớn. Chúng rất hữu dụng trong chiến đấu nhưng cũng khiến cho các chiến binh này không thể tự mình ăn uống và phải nhờ cần đến sự chăm sóc của mối thợ để tồn tại. Mối cánh có khả năng sinh sản có màu sẫm hơn và thường được sinh ra với 2 cặp cánh.
Mặc dù không rõ làm cách nào ấu trùng phân hóa thành một tầng lớp nhất định, vài nghiên cứu đã chỉ ra tuổi thọ và nhu cầu chung của tổ sẽ quyết định sự phân công trọng trách trong tổ.
Trên thực tế, nghiên cứu đã cho thấy sự phân chia tầng lớp trong vòng đời của mối không cố định, mối thuộc một tầng lớp có thể đảm đương nhiệm vụ của tầng lớp khác nếu tổ có nhu cầu. Vì vậy, một con mối lính có thể trở thành mối thợ hoặc mối sinh sản nếu tổ thiếu nhân lực.
Mối thợ và mối lính sống được khoảng 1 đến 2 năm. Mối chúa có thể sống trên 1 thập kỷ với điều kiện khí hậu lý tưởng nhất. Vòng đời của mối gồm nhiều giai đoạn, tính từ khi mối cái bắt đầu đẻ trứng: trứng, ấu trùng và mối trưởng thành.
Trứng mối
Trứng mối trông giống trứng cá muối nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều: chúng nhỏ, màu trắng, nhợt nhạt và có hình bầu dục. Lứa trứng đầu tiên thường xấp xỉ 24 trứng. Mối chúa sống lâu đáng kinh ngạc và chúng đẻ trứng trong suốt vòng đời.
Trứng mối lớn đến nỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng được đẻ ở những nơi ẩn khuất như bên trong bức tường hoặc trong tổ dưới lòng đất, hiếm khi bị con người phát hiện.
Mặc dù trứng là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của mối và là nền tảng hình thành nên tổ mối, ta thường không sử dụng chúng như một dấu hiệu nhận biết mối phá hoại. Đúng hơn là sự xuất hiện của những con trưởng thành, mối cánh, cũng như các đường hầm bùn hoặc các đống mùn cưa là các dấu hiệu phổ biến mà chúng ta nhận thấy đầu tiên. Xem thêm Dấu hiệu mối xâm nhập nhà bạn.
Ấu trùng mối
Mối non mới nở thường gọi là ấu trùng, không giống với ấu trùng của các loài côn trùng biến thái hoàn toàn như ruồi. Thời gian để ấu trùng mối nở ra thường khoảng vài tuần. Chúng có kích thước gần bằng quả trứng chúng nở ra và nhanh chóng gia nhập vào đội ngũ mối thợ. Đây là một bộ phận lớn trong tổ mối. Tương tự như các con côn trùng non khác, ấu trùng mối phải trải qua nhiều lần lột xác, sau đó chúng bỏ lại lớp vỏ ngoài. Từ quá trình ấu trùng, mối tiến hóa thành những thành viên còn lại trong tổ mối.
Tuổi thọ của mối?
Mặc dù, mối sống trong đất và chịu nguy cơ của vô số nấm và côn trùng ăn mồi sống có thể hủy diệt cả tổ, nhưng chúng sống khá lâu. Các nghiên cứu cho thấy mối thợ và mối lính sống được khoảng 1 đến 2 năm. Mối chúa có thể sống đến vài thế kỷ dưới điều kiện khí hậu lý tưởng. Xem thêm Những điều thú vị về mối chúa.
Tổ mối có thể tồn tại suốt cuộc đời của mối chúa và lâu hơn nữa, vì vậy khi mối chúa chết, lãnh thổ của tổ mối vẫn tiếp tục mở rộng. Mối đất, với số lượng thành viên trong tổ của vài loài đạt mức 1 triệu cá thể, có thể tàn phá gỗ với mức độ khủng khiếp.
Hiện nay, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích DNA để đo vẽ kích thước và phạm vi của tổ mối. Một nghiên cứu đã chỉ ra có trên 20 tổ mối mỗi 0,4 hecta tại vài khu vực. Có nghĩa là mối chúa với tuổi thọ cao có thể ra đi, nhưng những con mối sinh sản thế hệ thứ 2 và những con mối chúa khác sẽ tiếp tục sinh sản.
Sự phá hoại của mối có thể khó nhận biết trước khi tổ mối hoàn toàn phát triển. Vì vòng đời của mối chúa rất lâu, nếu ta không phát hiện kịp thời, số lượng lớn mối có thể gây thiệt hại đáng kể đến các cấu trúc. Các tòa nhà này cần được tu sửa toàn thể.
Ngay khi nhận thấy dấu hiệu của mối phá hoại, sắp xếp một cuộc khảo sát với các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại của Nano Vina để đánh giá tình hình và xử lý nếu thật sự có mối xâm nhập.