3 mẹo đuổi rắn ra khỏi nhà
Tên latin: Suborder Serpentes
Hình dạng
Nhìn chung, chúng không có chân và mi mắt
Có rất nhiều loại rắn được tìm thấy: rắn đuôi chuông, rắn hổ mang, rắn hổ mang nước, rắn san hô, rắn biển…. Tất cả các loài kể trên đều có độc trừ rắn biển, đặc biệt là rắn hổ lục. Có 3 cách để phân biệt rắn hổ lục và rắn không độc
- Tất cả các loài rắn hổ lục đều có những hốc sâu nằm trên đầu, ở giữa mắt và lỗ mũi. Rắn không độc không có đặc điểm đó.
- Trên mặt dưới đuôi của rắn hổ lục, có những lớp vảy tập trung đi thành một hàng, hoặc trong một vài trường hợp tập trung thành 2 hàng. Ở mặt dưới đuôi của những loài không độc, vảy thường đi thành 2 hàng từ phần đầu cho đến đuôi. Chúng đều lột da để trưởng thành và phát triển
- Con ngươi của loài rắn hổ lục thường có dạng elip. Trong trường hợp ánh sáng mạnh, con ngươi của chúng sẽ khép lại gần như một đường thẳng. Con ngươi của các loài rắn không độc đều có dạng hình tròn.
- Loài rắn san hô thường có những vòng tròn màu đỏ, vàng và đen trên ở cơ thể. Có một loài rắn có hình dáng và màu sắc tương tự như rắn san hô nhưng không độc, “ Rắn sữa”, hay còn được gọi là “Rắn vua màu đỏ” ở Việt Nam, có những cái vòng tròn màu đỏ và vàng .
Môi trường sống
Rắn là động vật thường xuyên di chuyển, chúng thích nghi với một số môi trường cụ thể, một vài loài có yêu cầu điều kiện sống đặc biệt. Có những loài sống trên mặt đất (hầu hết có kích thước nhỏ), có mắt được bảo vệ ở những hốc trên đầu. Mặt khác, như là rắn lục, sống hầu hết ở trên cây. Có nhóm dành toàn bộ cuộc sống của mình trên biển. Nhìn chung, rắn thích những nơi mát mẻ, ẩm ướt, khu vực tối nơi chúng có thể tìm thấy thức ăn. Những khu vực thường thu hút rắn quanh nhà: tàn tro trực tiếp trên mặt đất, đống đồ cũ, chậu hoa có lớp phủ, vườn, tầng hầm lộn xộn, ẩm thấp; cây bụi phát triển um tùm, kho thóc- đặc biệt là những nơi chứa thức ăn thu hút chuột, gác mái nơi có vấn đề về chuột và dơi; dòng suối, ao…
Thức ăn
Tất cả các loài rắn đều là kẻ săn mồi, ăn thịt, chỉ khác nhau ở loại thức ăn mà chúng tiêu thụ. Rắn chuột ưa thích thức ăn là chuột (chuột nhắt, sóc chuột, chuột cống….), trứng chim, chim non. Rắn vua ăn những loài rắn khác, chúng cũng ăn chuột, trứng chim và chim non. Một vài loài rắn, như là rắn lục, thức ăn ưa thích nhất của chúng lại là côn trùng. Những loài rắn nhỏ, như là Rắn đất và rắn giun thích ăn giun đất, ốc sên và kỳ nhông. Trong khi rắn nước lại ưa thích món ếch, cá và nòng nọc.
Đặc tính sinh học, sinh sản và hành vi
Rắn là một loại động vật đặc biệt, chúng có thân hình thon dài và không có chân. Không chỉ vậy, chúng còn không có tai, và không có mi mắt, ngoại trừ một cửa sổ bảo vệ bên dưới khi mắt chuyển động. Những cơ quan trong cơ thể chúng cũng thon dài như chính phần thân chúng. Rắn có lưỡi phân chia, điều này giúp chúng ngửi mùi. Ngoài ra lưỡi của chúng còn có thể tỏa ra khí có mùi hôi từ 2 hốc cơ quan, gọi là cơ quan Jacobson, nằm ở phần đỉnh miệng.
Hai khớp ở hàm dưới không hợp nhất nhưng lại được gắn kết bởi dây chằng, sự kết nối khá lỏng giúp chúng có thể nuốt những thứ to hơn đầu của mình. Vì rắn là động vật máu lạnh và ít hoạt động, chúng có thể nhịn ăn đến vài tuần. Và bởi vì chúng là động vật máu lạnh nên chúng có thể ngủ đông trong suốt những tháng đông lạnh giá hoặc ngủ hè trong suốt những tháng hè nóng bức, khi thời tiết bắt đầu khắc nghiệt. Trong một vài trường hợp khác, chúng sẽ tiêu thụ một ít hoặc không tiêu thụ thức ăn trong suốt thời gian ngủ. Một vài loài rắn đẻ trứng, một số khác lại sinh con. Những con non của rắn hổ mang, rắn hổ mang cá và rắn đuôi chuông được sinh trực tiếp.
Những loài rắn không có nọc độc không gây hại cho con người. Trong hầu hết các trường hợp, rắn thường trườn đến thăm dò khi chúng cảm thấy an toàn. Không có rắn nào chủ động tấn công con người, ngoại trừ những “kẻ không mời”, xâm nhập vào khu vực của chúng. Chúng sẽ rút lui và thoát khỏi nơi đang ở bị đe dọa, nhưng nếu bị dồn vào góc tường chúng chỉ có thể phản công kẻ không mời để thoát thân. Những loài khác nhau sẽ có những cách phản công khác nhau. Chúng bắt đầu cuộc chơi chết chóc bằng những tiếng rít, mở miệng đe dọa nhau, nhảy bật lên và cắn nhau nếu điều đó là cần thiết để sống sót.
Nhận biết vết rắn cắn
Vết cắn của những loài rắn không có nọc độc không có hại gì hơn là gây ra sự sợ hãi cho những nạn nhân của chúng. Sau khi bị cắn bởi những loài rắn không có nọc độc, bạn không có bất kỳ phản ứng nào và cũng không cần được điều trị. Tuy nhiên, với vết cắn của những loài rắn độc, bạn sẽ có những triệu chứng ngay tức thì, sưng tấy ở vùng vết thương, vết thương chuyển sang bầm tím hoặc xanh đen,bị ù tai, ngứa ngáy, nôn mửa. Riêng rắn hổ lục sẽ lộ 2 vết răng nanh, loài rắn nào cũng có răng nhưng chỉ riêng nhóm rắn hổ lục có răng nanh.
Phòng ngừa
Những biện pháp ngăn rắn vào nhà, kho hoặc những công trình khác có điều kiện sống ưa thích của rắn, như là những nơi có chuột, côn trùng và những nơi tối ẩm ướt trong nhà bao gồm:
- Bịt kín những lỗ chui lớn hơn 0.6cm. Kiểm tra các góc cửa ra vào, cửa sổ cũng như các đường ống nước và dây dẫn điện, các lỗ trên nền móng cần được trát kín bằng vữa, các phần lỗ thoát nước trong tòa nhà cần được bịt kín bằng lưới mịn (0.3cm)/ vải/ kim loại
- Bạn có thể làm những hàng rào xung quanh nhà hoặc sân. Những hàng rào chắn rắn có chi phí xây dựng/ lắp đặt khá cao nhưng nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, việc làm này sẽ giúp ngăn những nguy cơ con bạn có thể gặp phải. Thiết kế tuân theo những thông tin của US&WS (Dịch vụ Cuộc sống hoang dã và cá Mỹ). Hàng rào nên được làm từ kim loại nặng, cao 91cm, mắt lưới nhỏ hơn 0.3cm. Mặt đáy lên đến đỉnh tạo thành một góc nghiêng 30o
- Thức ăn ưa thích nhất của hầu hết mọi loại rắn là chuột, chim. Vì vậy, an toàn nhất là bạn nên kiểm soát chuột trong nhà để không thu hút rắn tới tìm kiếm thức ăn.