Kiến đường
Đặc tính, nhận dạng, cách kiểm soát
Danh pháp khoa học: Camponotus consobrinus
Kiến đường (Camponotus consobrinus), là loài kiến bản địa ở Úc. Một thành viên thuộc chi Camponotus trong phân họ Formicinae, được mô tả bởi nhà côn trùng học người Đức Wilhelm Ferdinand Erichson vào năm 1842. Tên thông dụng của chúng dùng để miêu tả sở thích ăn đường và thực phẩm ngọt của chúng.
Nhận dạng
Kiến đường có kích thước từ 2-15 mm. Kiến cánh dòng thuần có màu đen, còn kiến thợ cái có thân màu cam.
Môi trường sống và thức ăn
Còn được biết đến như loài kiến đường phân lớp, kiến đường thích sinh sống và tìm kiếm thức ăn ở vùng ngoại ô. Ngoài tự nhiên, kiến đường chủ yếu trú ngụ trong các khoảng rừng và bãi hoang. Tổ kiến đường có thể được tìm thấy trong đất, dưới các viên đá, trong các hốc của thân cây, xung quanh nhánh cây hoặc bụi cây. Khi chúng làm tổ trong đất, ta có thể phát hiện số lượng lớn mô đất đùn lên quanh lối vào tổ. Ta cũng có thể thấy chúng bò dưới các nguồn sáng trong nhà hoặc trong đồ ngọt vào các tháng hè ấm áp và chúng thích khí hậu ấm áp hoặc ẩm ướt.
Kích thước của kiến thường phụ thuộc vào môi trường sống bởi vì các địa điểm khác nhau có nguồn thức ăn khác nhau. Kích thước từ 2-15 mm, kiến đường ăn mật hoa, sản phẩm của các loài thực vật, thực phẩm có đường, côn trùng, động vật nhỏ và các loài động vật không xương sống ăn thực vật như sâu bướm. Kiến đường ưa dịch ngọt tiết ra từ rệp và chúng bảo vệ các con rệp khỏi kẻ địch để đảm bảo an toàn cho nguồn thức ăn của chúng.
Sinh sản
Kiến chúa đẻ trứng vào cuối xuân hoặc đầu mùa thu, nở thành các con kiến chúa mới hoặc kiến đực. Kiến cánh đực dòng thuần có màu đen, còn kiến thợ cái có thân màu cam. Vào mùa thu, hàng ngàn cá thể kiến cánh bay khắp nơi để giao phối, trong khi kiến thợ canh gác trên mặt đất.
Giống mọi loài kiến, vòng đời của kiến đường bắt đầu từ trứng. Nếu trứng được thụ tinh, nó sẽ nở thành kiến đực. Ngược lại, nó sẽ thành kiến cái. Chúng phát triển thông qua quá trình biến thái hoàn toàn, có nghĩa là chúng phải trải qua giai đoạn ấu trùng và nhộng trước khi biến thái thành kiến trưởng thành.
Mặc dù phần lớn tổ kiến đường là đơn mẫu (Xem thêm: Vai trò của kiến chúa trong tổ), vài tổ được tìm thấy có chế độ đa mẫu, gồm nhiều kiến chúa sinh sống cùng lúc; đây là loài Camponotus thứ 4 được công nhận có chế độ đa mẫu. Trong tổ đa mẫu, người ta đã quan sát được kiến chúa không chia lãnh thổ và đám con của chúng hòa lẫn vào nhau. Bất kể điều kiện môi trường thuần nhất, dòng dõi gia đình khác nhau tương quan mạnh mẽ với việc chia tầng lớp trong tổ, cho thấy việc phân cấp được quyết định phần lớn nhờ gen. Tổ chứa 1 kiến chúa là chế độ 1 chồng, khi kiến chúa chỉ giao phối với kiến đực đúng 1 lần. Người ta không biết nhiều về các chuyến bay giao phối của chúng, mặc dù kiến chúa đồng trinh và kiến đực (alates) đã được quan sát khi đang giao phối ở phía Đông nước Úc vào tháng giêng. Điều này gợi ý rằng kiến đường sẽ giao phối vào giữa mùa hè, và việc thành lập tổ cũng xảy ra vào thời điểm này. Nhiêt độ lý tưởng cho các chuyến bay giao phối là 20–25 °C (68–77 °F) vào những chiều ấm áp, đây là lúc kiến cánh bắt đầu phân đàn. Một tổ kiến có thể sống rất lâu, với tuổi thọ của kiến chúa khoảng 7 năm hoặc hơn. Kiến thợ mộc đen (C. pennsylvanicus) thuộc chi kiến thợ mộc (Camponotus spp.) được biết hay đánh cắp ấu trùng và nhộng từ tổ kiến đường về làm “con nuôi”.
Kiến thợ thuộc dòng dõi khác nhau (được sinh ra từ kiến chúa khác nhau) có kích thước khác biệt đáng kể. Huyết thống được cho là ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phân chia tầng lớp trong tổ ở loài này.
Kiến đường hoạt động trong nhà
Khi kiến đường tìm thấy một nguồn thức ăn thích hợp ở trong nhà, chúng sẽ trở thành một mối phiền toái. Nếu bạn nghi ngờ có kiến đường xâm nhập vào nhà, hãy kiểm tra nhà bếp, chạn thức ăn hoặc các hộp đựng thức ăn. Kiến đường thường bị thu hút bởi thức ăn rơi vãi, thức ăn thừa cũng như các vết thức ăn khác. Để thoát khỏi chúng, phải xử lý các tác nhân trên. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số cách đuổi kiến đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà.
Kiến thợ thường hoạt động lúc chạng vạng, di chuyển theo một đường tìm kiếm thức ăn, và trở về tổ lúc bình minh. Tổ của kiến đường có thể khó xác định, vì tập tính hoạt động về đêm của chúng.
Kiến đường có cắn không?
Kiến đường là loài kiến khá hiền lành và không đốt. Khi bị quấy rối, chúng sẽ tự vệ bằng cách dùng khoang miệng để cắn; tuy nhiên, vết cắn không gây đau đớn và không gây ra bất kì triệu chứng nào trừ khi người đó dị ứng với vết cắn. Nếu xuất hiện triệu chứng, bôi kem kháng sinh vào vết cắn; theo dõi cẩn thận người bị cắn; và gọi cho nhân viên y tế nếu tình hình xấu đi.
Luôn nghe theo lời khuyên và nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu bị kiến cắn hoặc đốt.
Thông tin thêm
Người dân thường dùng cái tên “kiến đường” để gọi nhiều loài kiến khác nhau. Các loài kiến có kích thước từ nhỏ đến trung bình và không đốt thường được gán với tên này. Ví dụ điển hình là loài kiến kiến Pharaoh, kiến Acrobat, …. Ví dụ khác về việc sử dụng tên thông dụng để gọi nhiều loài khác nhau là dùng “rệp nước” gán cho gián. Nhận diện chính xác loài côn trùng là điều kiện cần thiết để kiểm soát chúng. Không may là người ta thường tin rằng tất cả “kiến đường” là cùng một loài côn trùng và chỉ cần một kế hoạch để kiểm soát tất cả chúng. Thật sự thì các loài khác nhau đa dạng về đặc tính sinh thái và thói quen làm tổ nên cần các cách khác nhau để kiểm soát chúng. Khi kiến xâm nhập vào nhà, tốt nhất là gọi cho các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại để nhận diện chính xác loài kiến và đề ra các chiến lược kiểm soát hiệu quả.