Có lẽ khi nghe tên của chúng, Bạn nghĩ rằng chúng ” ăn chay”. Không đâu, chúng không chỉ ăn gỗ, ăn các mảnh vụn hữu cơ (lá) đang phân hủy mà chúng còn ăn thịt, ký sinh trên cá, trên chim.
- Lưỡi cá: Bạn đã từng thấy loài cá có con bọ nằm trên lưỡi chưa? Con bọ ấy chính là những con Rận Gỗ mà chúng ta vốn tưởng hiền lành, không làm hại đến ai. Rận Gỗ có thể sống dưới nước, khi chúng ngán ăn chay (rong, rêu…), và tìm được vật chủ thích hợp chúng sẽ biến thành loài ăn thịt. Không dừng lại ở việc ký sinh và hút dinh dưỡng của vật chủ. Chúng ăn mất bộ phận nằm trong cơ thể vật chủ và thay thế luôn bộ phận đó. Lưỡi là bộ phận ưa thích của chúng. Có lẽ đó là nơi có nhiều thức ăn nhất chăng???
- Chất thải: Chúng không thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, cơ thể chúng tự thoát khí amoniac ra ngoài trực tiếp thông qua bộ khung xương ngoài. Chúng có thể thực hiện việc này nhờ cấu tạo đặc biệt của lớp vỏ (có nhiều lớp mảnh vỏ tạo những khe hở)
- Lột xác: Như trong họ Arthropod, sowbug trải qua giai đoạn lột xác để trưởng thành. Nhưng chúng không lột hoàn toàn trong 1 lần. Đầu tiên chúng sẽ lột vỏ ở nửa phần thân sau. Một vài ngày sau, sowbug tiếp tục lột nửa phần đầu còn lại. Nếu bạn tìm thấy một chú sowbug có 2 màu: nửa cuối màu xám/ nâu và phần còn lại màu hồng, có nghĩa là nó đang trong giai đoạn lột vỏ để phát triển thành con trưởng thành.
- Đẻ trứng: Như cua và các loài giáp xác khác, sowbug mang theo trứng ở khắp mọi nơi cho đến khi trứng nở. Với cấu tạo lớp vỏ ngoài đặc biệt, chúng có những chiếc túi ở những khe hở của các mảnh vỏ, được gọi là noãn bào. Khi trứng nở thành những con non, chúng vẫn ở lại trong túi mang của mẹ chúng một vài ngày, trước khi đương đầu với thế giới bên ngoài.
- Uống nước: Chúng có thể uống nước bằng hậu môn nhờ những cấu trúc dạng ống ở phần cuối cơ thể, phần tiếp nước đó còn gọi là uropod.
- Ăn phân: Ngoài những thức ăn bình thường đã biết, chúng còn một món đặc biệt dinh dưỡng khác là phân của do tự mình thải ra. Bởi vì trong phân có đồng, thứ mà chúng rất cần cho sự sống.
- Ánh sáng xanh: Sowbug khi bị nhiễm iridovirus có thể phát ánh sáng xanh trời hoặc xanh tím.
- Máu xanh: Hầu hết tất cả các loài giáp xác, bao gồm cả Sowbug đều có chứa hemocyanin, là một loại protein vận chuyển oxi tương tự như hồng cầu trong máu người. Hemocyanin có chứa 2 nguyên tử đồng, khi chưa vận chuyển oxi, đồng hóa trị I (không màu), khi vận chuyển oxi đồng lên hóa trị II (màu xanh). Giờ thì bạn đã biết tại sao máu của giáp xác có màu xanh rồi phải không nào???