muoi-ho-chau-a_main
Muỗi,Tin tức

Aedes albopictus – Muỗi hổ châu Á

Aedes albopictus – Muỗi hổ châu Á
4.3 (86.67%) 3 votes

Muỗi hổ châu Á có tên gọi khoa học là Aedes albopictus thuộc chi Aedes. Muỗi Aedes albopictus có nguồn gốc từ Đông Nam Á, tuy nhiên ngày nay chúng đã bùng phát trên khắp thế giới và có khoảng trên 950 loài, nó gây ra mối phiền hà rất lớn do đốt máu người và gia súc ở vùng nhiệt đới và có khi ngay cả ở những nơi có khí hậu mát mẻ.

Aedes albopictus lần đầu tiên được báo cáo ở châu Âu vào năm 1979 tại Albania. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát và ghi nhận vào năm 1985, muỗi hổ châu Á phát hiện thấy lần đầu tiên tại Houston, Texas và sau đó lan truyền đến 25 tiểu bang khác ở Mỹ. Ở Các nước Mỹ Latin nó lần đầu tiên được báo cáo ở Brazil vào năm 1986 và sau đó ở Mexico vào năm 1988…

Đặc điểm nhận biết

Muỗi Aedes albopictus trưởng thành rất dễ dàng nhận ra qua lớp vảy màu đen sáng bóng và màu trắng riêng biệt trên cặp xúc tu và các cặp chân. Mảnh lưng giữa (phía sau) có màu đen với các sọc trắng riêng biệt bắt đầu từ bề mặt sống lưng của đầu và kéo dài cho đến phần ngực. Kích thước trung bình của loài muỗi này khoảng từ 2 đến 10 mm, trung bình một con đực nhỏ hơn 20% so với con cái. Các cặp chân của chúng có màu đen trên nền trắng ở mỗi đốt chân. Bụng thu hẹp vào trong là đặc điểm của chi Aedes. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài muỗi hổ châu Á là rất hiếu chiến, năng động, thường hoạt động đốt người giữa ban ngày và đặc biệt là vào lúc rạng đông hoặc khi trời về chiều vừa chợp tối. Vì vậy cần biết những đặc điểm, tập tính này của muỗi để thực hiện các biện pháp phòng chống đốt có hiệu quả.

Vòng đời muỗi hổ châu Á

Muỗi Aedes Albopictus trải qua mùa đông ở trong giai đoạn trứng trong khí hậu ôn đới nhưng hoạt động quanh năm trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt. Trứng đẻ đơn lẻ trên các cạnh của vật dụng nước như lốp xe, nước ống cho vật nuôi, chậu và những lổ hổng tự nhiên trong thực vật. Trứng có màu đen, hình bầu dục và có chiều dài 0.5 mm. Trứng có thể chịu được môi trường khô hạn lên đến một năm. Nước là môi trường cần thiết để trứng nở thành ấu trùng. Bên cạnh đó, lượng Oxy trong nước cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc nở trứng. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng lượng Oxi thấp kích thích nở trứng và yếu tố đó còn quan trọng hơn cả nhiệt độ trong việc kích thích trứng nở. Sự phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng thông thường, ấu trùng sẽ chuyển thành nhộng sau 5 đến 10 ngày và giai đoạn nhộng sẽ kéo dài trong vòng 2 ngày. Ấu trùng còn được gọi là lăng quăng. Chúng ăn các thảm thực vật ở trong nước. Ấu trùng sử dụng vòi, ngoi lên bề mặt nước để thở và hấp thụ oxi. Ấu trùng phải trải qua 4 lần lột xác trước khi biến đổi thành nhộng. Nhộng muỗi không ăn nhưng chúng vẫn có thể di chuyển.

Khả năng truyền bệnh

Muỗi hổ châu Á chứa hơn 30 loại virut. Tuy nhiên, chỉ có một số ít virut ảnh hưởng đến con người, bao gồm viêm não tủy ngựa (EEE), Virut Cache Valley, sốt dengue, vi rút viêm não St.Louis và La Crosse.

Như chúng ta đã biết, muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh sốt xuất huyết Dengue. Tuy vậy, loài muỗi tương cận với Aedes aegypti là muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus) cũng có khả năng là trung gian truyền bệnh này ở một số nơi. Triệu chứng của bệnh này ,thường thấy nhức đầu dữ dội, đau các khớp xương, da nổi ban đỏ. Trong đó, triệu chứng viêm khớp xương rất tiêu biểu, các đốt xương có vẻ cứng vào buổi sáng, khi cử động rất đau nhức, khó chịu. Bệnh có thể kéo dài một tuần lễ, thậm chí có khi kéo dài cả tháng nhưng bệnh ít gây tử vong, ngoại trừ bị biến chứng viêm màng não ở trẻ em và ở những người cơ thể đang bị suy yếu vì một chứng bệnh nào đó.

Bệnh virus Chikungunya do loài muỗi hổ châu Á truyền được báo cáo phát hiện ở châu Phi, Ấn Độ, Philippines và một số các quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Cũng như một số bệnh virus do muỗi truyền khác, bệnh virus Chikungunya chưa có vaccin để phòng ngừa.

Biện pháp phòng bệnh

Việc phòng bệnh tốt nhất là thực hiện các biện pháp tự bảo vệ phòng chống muỗi đốt một cách tích cực như:
Cần triệt phá những nơi tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
  • Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
  • Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Phòng chống muỗi đốt:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
  • Sử dụng các loại cửa có lưới, dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
  • Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Tin tức khác