dac-diem-sinh-thai-cua-loai-chuot_main
Chuột,Tin tức

Đặc điểm sinh thái học của loài chuột

Đặc điểm sinh thái học của loài chuột
5 (100%) 361 votes

Chuột là cư dân thứ hai phổ biến nhất trong các khu vực đô thị bên cạnh con người. Chúng là động vật gặm nhấm nằm trong bộ Gặm nhấm Rodentia thuộc họ Muridae. Bởi vì những đặc điểm sinh thái của loài chuột có sự tương đồng với các loài khác thuộc bộ Gặm nhấm, nên chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm về sinh thái của động vật gặm nhấm.

Động vật gặm nhấm (theo tiếng La tinh gọi là roderem, “để gặm”) là một trong những nhóm động vật có vú phổ biến nhất, bộ Gặm nhấm phân bố rộng rãi ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực, chúng chiếm khoảng 43% dân số của mọi loài động vật . Bộ Gặm nhấm là những con động vật có vú đặc trưng bởi một cặp răng cửa không ngừng phát triển ở hàm trên và hàm dưới. Chỉ mới kể đến Họ Muridae, gồm nhiều loài động vật gặm nhấm gây hại, đã chứa khoảng 1,329 loài, một con số đáng kinh ngạc. 3 trong số các loài này được phát hiện gần đây vào năm 2009. Chúng là bộ động vật có vú đa dạng hóa nhất và sống ở nhiều môi trường sống khác nhau trên mặt đất, bao gồm cả những môi trường do con người tạo ra.

Phân bố và môi trường sống

Có những loài sống trên cây, dưới hang và một nửa ở dưới nước. Những loài gặm nhấm phổ biến bao gồm chuột nhắt, chuột cống, sóc, sóc chó, nhím, hải ly, chuột lang, chuột đồng và capybaras. Các loài động vật khác bao gồm thỏ, thỏ rừng và pika trước đây thuộc một lớp với loài gặm nhấm nhưng hiện nay đã được tách ra thành một lớp riêng biệt, gọi là Lagomorpha.

Mẫu hóa thạch động vật gặm nhấm xuất hiện từ thời kì đầu của kỉ nguyên thứ ba trên siêu lục địa Laurasia. Chúng đa dạng hóa ở thể eoxen khi mở rộng trên khắp các lục địa, thậm chí còn tìm cách băng qua các đại dương rộng lớn. Động vật gặm nhấm đến Nam Mỹ và Madagascar từ châu Phi và chúng là động vật có vú sống trên mặt đất có nhau thai duy nhất có thể xâm nhập vào Australia

Là một trong những nhóm động vật có vú phổ biến nhất, loài gặm nhấm xuất hiện trên khắp các châu lục ngoại trừ Nam cực. Chúng sống theo bầy đàn và nhiều loài có phương thức giao tiếp với nhau khá phức tạp. Giao phối giữa các loài gặm nhấm có thể khác nhau từ một vợ một chồng, đa thê đến hỗn tạp. Rất nhiều lứa có những con sinh ra không phát triển, yếu kém trong khi số khác phát triển tương đối tốt khi mới sinh ra

Động vật gặm nhấm được sử dụng để thử nghiệm trên thức ăn, quần áo, vật nuôi và động vật thí nghiệm dùng để nghiên cứu. Một số loài, đặc biệt như chuột nâu, chuột đen, chuột nhà là những loài động vật gây hại nghiêm trọng, ăn và phá hoại nguồn thức ăn con người và lây lan những dịch bệnh liên quan đến chuột. Vô tình những loài gặm nhấm được giới thiệu là những loài xâm hại, gây ra tuyệt chủng cho nhiều loài như đảo chim, trước đó bị cô lập khỏi những kẻ thù trên mặt đất.

Con người có thể giúp động vật lây lan sang nhiều hòn đảo đại dương xa xôi (ví dụ: chuột Polynesia). Động vật gặm nhấm thích nghi với hầu hết mọi môi trường sống trên đất liền, từ những vùng lãnh nguyên lạnh giá (nơi chúng có thể sống dưới tuyết) đến những vùng sa mạc rực lửa khô cằn. Một số loài như sóc và nhím Erethizontidae sống trên cây, trong khi đó, một số loài khác như chuột túi, tuco – tucos, chuột chũi Đông Phi thường sống ở dưới lòng đất, xây dựng hệ thống hang phức tạp. Số còn lại sống trên mặt đất nhưng vẫn xây dựng hang để chúng có thể rút lui khi gặp nguy hiểm. Hải ly và chuột hương nhóm động vật sống một nửa dưới nước, một nửa trên cạn nhưng loài động vật có khả năng thích nghi tốt nhất với đời sống dưới nước là loài Crossomys moncktoni đến từ New Guinea. Động vật gặm nhấm phát triển mạnh trong môi trường sống của con người như trong các vùng nông nghiệp hoặc khu đô thị.

Một vài loài gặm nhấm (như Hải ly Châu Mỹ) với việc tự xây dựng đập bằng cây và hồ nước được xem như là những kĩ sư trong hệ sinh thái.

Mặc dù có một số loài phổ biến gây hại cho con người, động vật gặm nhấm cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Một số loài gặm nhấm được xem như là loài chủ chốt, là những kĩ sư của hệ sinh thái trong môi trường sống tương ứng của mình. Ở những vùng đồng bằng lớn của Bắc Mỹ, tập tính đào hang của sóc chó đóng vai trò quan trọng giúp đất thoáng và tái phân phối dinh dưỡng, nâng cao chất hữu cơ trong đất và tăng cường hấp thu nước. Chúng duy trì môi trường sống trên các đồng cỏ và nhiều loài động vật ăn cỏ như bò rừng bison và linh dương thích ăn cỏ gần các khu vực làm tổ của sóc chó bởi chất lượng dinh dưỡng thức ăn gia súc được tăng lên ở những khu vực này. Tuy nhiên, sóc chó cũng gây ra những tốn thất về đa dạng sinh học tại khu vực và địa phương, phá hoại hạt giống, xây dựng và mở rộng bụi cỏ xâm lấn. Động vật gặm nhấm có thể ăn thể quả của nấm và làm lan truyền các bào tử qua phân của chúng, do đó cho phép các loại nấm phát tán và tạo ra mối quan hệ cộng sinh với rễ cây (thường không phát triển mạnh nếu không có chúng). Như vậy, các loài gặm nhấm đóng vai trò quan trọng duy trì sự phát triển của rừng.

 

Tin tức khác